Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
CHÚA NHẬT II MÙA CHAY C
 
TỪ NÚI TABO ĐẾN NÚI SỌ
 
 
Chúng ta đang ở trong Mùa Chay, Mùa Chay mang sắc tím ảm đạm, sắc tím buồn để ta nhớ đến thân phận tội lỗi yếu hèn của mình, sắc tím buồn đưa ta đi theo Đức Giêsu trên con đường thánh giá. Thế nhưng bài Tin Mừng Chúa nhật II Mùa Chay hôm nay lại kể cho ta nghe việc Đức Giêsu biến hình trong vinh quang rực rỡ, điều này khiến ta tự hỏi: _ tại sao cuộc biến hình rạng rỡ của Đức Giêsu lại được sắp xếp vào Chúa nhật Mùa Chay, vốn là mùa thường mang màu sắc ảm đạm, và sự sắp xếp ấy muốn nói với chúng ta điều gì?

·        Trước hết, Giáo hội đặt đoạn Tin Mừng nói về cuộc biến hình trong Chúa nhật II Mùa Chay, ấy là Giáo hội muốn trợ lực chúng ta trước khi hướng người Kitô hữu đến cuộc khổ nạn của Đức Giêsu vào thứ Sáu Tuần Thánh, để ta ý thức rằng, phải qua gian khổ mới bước vào vinh quang, mà vinh quang của Đức Giêsu trong lúc biến hình là dấu chỉ báo trước.

·        Thứ đến, sở dĩ Giáo hội cho đọc bài Tin Mừng nói về việc Chúa biến hình trong Chúa nhật II Mùa Chay, ấy là vì, cuộc biến hình có những điểm tương tự cơn hấp hối của Đức Giêsu trong vườn Giêtsimani. Một so sánh đơn giản sẽ giúp ta thấy rõ điều này.
 
  • Cơn hấp hối trong vườn Giêtsimani xảy ra trên một ngọn núi, núi Oliu, hay núi Cây Dầu; còn cuộc biến hình cũng xảy ra trên một ngọn núi, tương truyền là núi Tabo.
  • Trong cơn hấp hối tại núi Cây Dầu, cũng như trong cuộc biến hình tại núi Tabo, đều chỉ có ba môn đệ chứng kiến.
  • Trong cơn hấp hối cũng như cuộc biến hình, các môn đệ đều say ngủ, đang khi Đức Giêsu vẫn tỉnh thức và cầu nguyện.
  • Cuối cùng, cả hai biến cố hấp hối và biến hình đã bổ túc lẫn cho nhau một cách tuyệt vời. Thật vậy, trên núi Tabo, ba môn đệ nhìn thấy
Đức Giêsu biến hình, đây là lần đầu tiên, bản tính thần linh của Đức Giêsu được hiển lộ trước mắt các ông. Còn trên núi Cây Dầu thì ngược lại, họ chứng kiến Đức Giêsu trong giờ hấp hối, mồ hôi Ngài như máu nhỏ xuống đất, đây cũng là lần đầu tiên, nhân tính của Đức Giêsu bộc lộ rõ nét nhất, chúng cho thấy trọn vẹn hai bản tính của Đức Giêsu: Ngài vừa là người thật, vừa là Thiên Chúa thật; đồng thời hai việc biến hình và hấp hối cũng nhắc nhở chúng ta hôm nay rằng, phải trải qua gian khổ, rồi mới tới vinh quang.

Khi suy nghĩ về hai sự kiện biến hình và hấp hối trên hai ngọn núi, chúng ta lấy làm ngạc nhiên vì thấy rằng sao mình rất giống Chúa. Thử nghĩ mà xem, trong cuộc sống, có những khi ta cảm thấy mình gần gũi Chúa, ta thấy đời là hạnh phúc, ta muốn yêu mến mọi người, và sẵn sàng tha thứ cho những kẻ trót xúc phạm đến mình. Nhưng cũng có khi giống như Đức Giêsu trên núi Cây Dầu, ta cảm nghiệm những giây phút hấp hối khi những khổ đau thử thách như muốn nhận chìm ta. Trong những phút giây này, cuộc sống mới tồi tệ làm sao! Ta chán ngán gia đình, ta gây gỗ với mọi người, và muốn buông xuôi tất cả; thậm chí có lúc ta nghi ngờ, chẳng biết có Chúa không.

Khi những giờ phút “hấp hối” vì đau khổ sầu buồn hay “biến hình” vì vui tươi hạnh phúc xảy đến, ta hãy nhớ lại Đức Giêsu đã từng cảm nghiệm cả hai khoảnh khắc vinh quang và ảm đạm nhất trong cuộc đời dương thế của Ngài. Và nhất là, ta đừng quên rằng, trong cả hai khoảnh khắc vinh quang và ảm đạm ấy, Đức Giêsu đều ở trong trạng thái gặp gỡ Chúa Cha qua cầu nguyện. Nhờ cầu nguyện, mà trên núi biến hình, Đức Giêsu đã không muốn cắm lều để tận hưởng vinh quang như tông đồ Phêrô đề nghị, trái lại, Ngài truyền cho các môn đệ xuống núi để thực thi thánh ý Chúa Cha bằng cách mang lại ơn cứu độ cho nhân loại qua cái chết trên thập giá. Cũng vậy, trên núi Cây Dầu, Đức Giêsu hấp hối, mồ hôi như máu nhỏ xuống đất đang lúc Ngài cầu nguyện, nhờ đó, Ngài không muốn bỏ núi Cây Dầu mà đi. Ở lại, có nghĩa là Đức Giêsu chấp nhận bị trao nộp trong tay những kẻ tìm bắt Ngài, để thánh ý Chúa Cha được thực hiện, như lời Đức Giêsu cầu nguyện: _ Xin theo ý Cha, đừng theo ý Con …

Thế đó! Để nên giống Đức Giêsu trong ánh sáng và bóng tối của đời mình, chúng ta cần lên núi cao để gặp gỡ Thiên Chúa. Núi ở đây không phải là núi Đức Mẹ Bãi Dâu tại Vũng Tàu, cũng chẳng phải là ngôi nhà thờ nguy nga đồ sộ, nhưng núi ở ngay trong nơi sâu thẳm của hồn tôi. Ở đấy, tôi sẽ gặp gỡ Chúa và tôi sẽ được biến hình. Lịch sử Giáo Hội đã ghi nhận nhiều cuộc biến hình, từ say rượu đến say yêu Chúa; từ một tay ăn chơi trở thành một thánh nhân; từ kẻ khô khan trở thành người đạo hạnh; từ kẻ tham lam trở thành người rộng lượng khoan nhân … Điều này cho thấy ơn Chúa đủ mạnh để làm biến đổi lòng người.

Trong thánh lễ hôm nay, xin Chúa giúp ta luôn biết cầu nguyện lúc hạnh phúc cũng như khi đau khổ, lúc an vui cũng như khi gặp thử thách gian truân, để mỗi ngày, chúng ta được dần dần biến hình với Chúa.

Antôn Trần Thanh Long


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa Nhật VIII Thường Niên – Năm C - Mù mà lại dắt mù (2/3/2019)

Phúc Thay - Khôn Thay (16/2/2019)

Chúa Nhật IV Thường Niên Năm C - Ngôn Sứ Ở Giữa Quê Mình (31/1/2019)

Chúa Nhật II Thường Niên – Năm C - Tiệc Cưới Cana (20/1/2019)

Các bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô tại nhà nguyện thánh Marta trong năm 2018 (3/1/2019)

Hãy tiếp đón Chúa - CN IV Mùa Vọng C (24/12/2018)

Chúa Nhật Lễ Thánh Gia Thất - Năm C (24/12/2018)

Chúa Nhật III Mùa Vọng - Năm C - Anh em hãy vui lên (15/12/2018)

Chúa Nhật II Mùa Vọng – Năm C - Hãy dọn đường cho chúa (7/12/2018)

Chúa Nhật I Mùa Vọng – Năm C - Tỉnh thức và cầu nguyện (7/12/2018)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn