Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
MỘT GIA ĐÌNH LÝ TƯỞNG

 

1. Đây chỉ là một vài điều căn bản đã được nói đến rất nhiều, vì vậy không có gì là mới mẻ, nhưng là một nhắc nhớ cho toàn thể thành viên chúng ta trong bối cảnh hiện tại nhất là những anh chị em đang ở xa quê nhà. Mong mọi người gìn giữ hoặc tái lập và sống như mình đã học hiểu đúng tinh thần Cộng đoàn chúng ta.

Nhìn vào một gia đình lý tưởng hay mẫu mực, người ta thấy nổi bật điểm này: sự thân thiện, cởi mở và gần gũi của mọi người trong nhà. Có cái gì đó gắn bó, ràng buộc thân tình toát ra trong từng cử chỉ, nét mặt, thái độ của từng người một. Họ đối xử với nhau ngọt ngào, thẳng thắn, và kính trọng. Ai nhìn vào cũng có thể thấy ngay. Mỗi khi có dịp, tôi hay để ý quan sát các gia đình ngay trước cửa vào nhà thờ, vì khi đến với Chúa là lúc người ta dễ tỏ lộ thái độ chân thật và không giấu diếm nhiều như khi đi các công việc khác. Đây là một số các nét chính để tìm ra các gia đình hạnh phúc:

- Nét mặt rạng rỡ, vui tươi. 

- Vợ chồng tay trong tay, sánh bước.  

- Trong bước đi có cái khoan thai, thanh thản.

- Con cái ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng.

- Vui cười chào hỏi mọi người.

- Lắng nghe nhau. Biết nghe nhiều hơn nói.

- Con cái ríu rít bên cha mẹ.

- Cha mẹ nhìn con với cái nhìn trìu mến...

Cái gì tạo nên sự gắn bó trọn vẹn trong gia đình? Đâu là bí quyết của họ? Khi tìm về lõi tủy của hạnh phúc gia đình, tôi nghiệm ra rằng: không phải tại tiền bạc, xe tốt, nhà rộng; không phải tại nghề nghiệp, danh vọng; không tại quần áo, sắc diện... tuy những thứ này góp phần không nhỏ trong hạnh phúc. Nhưng là tại cái an bình trong tâm hồn của người có tình yêu và được yêu (loves and be loved).

Người ta có thể dễ dàng tìm được một người có tâm hồn an bình, có đời sống thánh thiện, nhưng thật khó mà tìm được cả một gia đình, nghĩa là hơn một người, chia sẻ cuộc sống với nhau mà vẫn có được sự an bình và thanh thản của thánh nhân.

2. Chìa khóa của cái an bình và cái tình yêu ấy nằm tại ba điểm căn bản này:

- Cùng ăn chung một bữa.

- Cùng chơi chung một giờ.

- Cùng cầu nguyện một nơi.

Một khi có đủ ba yếu tố này, gia đình nào cũng thành gia đình mẫu mực và lý tưởng cả. Xét cho ngay, ngày nay có bao gia đình không có giờ ngồi chung với nhau trong bữa ăn, làm sao có giờ giải trí chung hay cầu nguyện chung. Nhiều người lý luận rằng vì công ăn việc làm, phải chia cắt giờ chung của gia đình, phải hy sinh ngày nghỉ cuối tuần để làm thêm, hay phải tiến thân với xã hội..., thành thử không còn giờ cho gia đình nữa và tự nhiên hạnh phúc cũng mất đi dần theo tỷ lệ nghịch. Hãy nhớ mục đích của công ăn việc làm là để kiếm sống cho mình và cho gia đình được ấm no hạnh phúc. Nói cách khác, tôi đi làm là để cho tôi và gia đình tôi hạnh phúc hơn.

Và để muốn được những giờ phút giá trị bên những người tôi yêu, tôi sẽ tự buộc mình làm giỏi hơn, khá hơn để có thể rút ngắn thời gian ở sở và dành được nhiều giờ hơn cho gia đình! Phần thưởng của những người làm lâu một chỗ không phải là thêm lương, thêm ngày nghỉ sao? Nếu đặt mục đích của gia đình lên trước, tôi sẽ dễ dàng hơn thu xếp giờ giấc cho gia đình và công việc làm ăn.

Giờ cơm coi vậy mà quan trọng. "Trời đánh tránh bữa ăn”. Có lẽ không phải nói gì thêm! Có ăn chung, có chia sẻ với nhau mới hiểu biết và thương nhau hơn. Thói thường khi những người bạn thân gặp nhau, thế nào chẳng có ăn uống. Không ngồi với nhau được một bữa thì chưa hẳn là đã biết nhau, thân nhau đủ. Giờ ăn phải là một trong ba giờ chính của gia đình. Càng lơ là bao nhiêu, tình thân càng giảm bấy nhiêu. Có lẽ Giáo Hội biết rõ chuyện này, nên có Bàn Tiệc Thánh Thể hằng tuần, cũng không ngoài mục đích liên kết và gắn bó con cái Chúa lại với nhau.

Chơi chung không có nghĩa là phải cùng chơi một trò chơi nào đó, nhưng là có giờ cho nhau: đi dạo, đi thư viện, đi chợ, xem phim, đi picnic, đi nghỉ hè với nhau. Nói chung, một gia đình hay làm việc chung với nhau sẽ hiểu biết nhau hơn. Có nhiều chuyện để nhớ, nhiều hình lưu niệm... Và lý do đơn giản nhất, là vì yêu nhau, muốn mọi chuyện có nhau, muốn dành giờ cho nhau. Khi không thương nữa, thật khó mà ở bên nhau lâu. Thước đo tình yêu là mức thời gian cho nhau.

Gia đình cũng cần phải có những phút cầu nguyện chung. Khi qua được ngưỡng cửa này, gia đình thật sự đã đến lúc mời được Vua Tình Yêu đến nhà rồi. Còn mỗi việc chót là tạo cơ hội cho Thánh Linh Ngài làm việc trong mỗi tâm hồn. Chẳng phải tìm đâu xa, chỉ phải dành thời giờ cho Ngài thôi. Mà xét cho cùng, thì Ngài chính là thời giờ, và mọi giờ có được trong gia đình cũng bởi Ngài, trong Ngài mà ra.

3. Một gia đình hạnh phúc hay không. Khác biệt nhiều nhất và quan trọng nhất là việc thực hành ba điều căn bản trên. Có tuân giữ được ba điều này, sau này dù không còn chung một mái nhà, dù xa đến bao lâu, tâm tư ai cũng không quên, không mất được những giá trị gia đình, những kỷ niệm thân thương khắc ghi sâu thẳm trong tâm tư.

Chung quy cũng chỉ có ba điều đơn giản: bữa cơm chung, công việc chung, và chung nhau đến nhà Chúa cầu nguyện. Việc thì dễ nhưng nghiêm chỉnh thực hành lại không dễ. Cộng đoàn là phương tiện hỗ trợ cho các gia đình thực hiện những điều căn bản trên. Tuy nhiên, Cộng đoàn không làm thay nhưng là tạo điều kiện, là tập một thói quen cho gia đình.


Hãy luyện tập cho được những thói quen tốt lành này không vì miễn cưỡng, không làm cho có nhưng với một ý thức sống Tin Mừng, làm chứng nhân, kính sợ Chúa, vâng phục cha mẹ, góp phần hợp tác xây dựng bầu khí và hạnh phúc trong gia đình. Đồng thời, lưu tâm đến thái độ thực hiện với tất cả ý thức, dâng hiến những gì mình có và vui tươi hợp tác một cách tích cực, nhất là giờ kinh chung.  Đừng nghĩ là  mất thời giờ và vô bổ, nhưng trong thâm sâu, về lâu về dài, lại là những bước khởi sự cho một thói quen tốt lành và thánh thiện. Chúa đang đoái nhìn các bạn và mỉm cười, vì các bạn đang đáp trả điều Chúa mong ước.

Tóm lại, ai cũng mong muốn có một gia đình thánh thiện, một công đoàn yêu thương. Ai cũng có thể nhận ra ngay cái hoa trái của mến thương, của liên kết và của chia sẻ. Nhưng phải bắt đầu từ đâu, nếu không phải là ngay trong từng đơn vị gia đình, trong những cách thật đơn sơ và căn bản.

Thiên đàng có thể thật gần mà cũng thật xa, tùy cách chúng ta chọn cho gia đình mình. Một gia đình lý tưởng chỉ có thể thành tựu được, khi chính mình sống cái lý tưởng đó trước. Mời bạn bắt đầu. Mong thay!



Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

10 Bí quyết để giữ tâm bình an (9/2/2012)

Niềm vui đức tin (2/2/2012)

3 Ngày Đầu Xuân (20/1/2012)

Ngài đến đây làm gì? (22/12/2011)

25-11: Chân phước vợ chồng Luigi Beltrame Quatrocchi và Maria Corsini (26/11/2011)

Thư tình gửi bạn (16/2/2011)

Bài 6: Sống và lớn lên trong Thánh Thần (10/2/2011)

Bài 5: Xây dựng gia đình Kitô hữu vững mạnh (31/12/2010)

Bài 4: Sống lý tưởng Kitô Hữu: Mến Chúa Yêu Người (9/12/2010)

Bài 3: Cầu Nguyện và Đọc Kinh Thánh (30/11/2010)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn