Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
Bạn sẽ hối hận nếu không làm 10 điều này cho con mình
 
Con cái chúng ta lớn rất nhanh! Đừng để những cơ hội này bị đóng băng (thậm chí bị hiểu sai) đối với những thành viên bé bỏng đó.

1. 
Đọc truyện cho con (sau một thời gian chúng có thể tự đọc)

Tuy các con tôi quá lớn cho những câu chuyện Đêm trăng hay Bác sĩ Seuss, nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục đọc nó. Tôi đã đọc cho chúng nghe những câu chuyện cổ tuyệt vời như Vua Sư Tử, Mụ Phù Thủy, hay Tủ Quần Áo… hết chương này qua chương khác. Nó chiếm khá nhiều thời giờ quý báu của tôi, nhưng tôi nghĩ đó là một trong những phần thưởng giá trị nhất chúng tôi trao cho nhau. Đọc lớn cho trẻ con (và tuổi thiếu niên) kích thích trí tưởng tượng và làm tăng thêm những năng khiếu về ngôn ngữ của chúng. Nhưng có lẽ quan trọng hơn nữa, nó mang đến cho ta thời gian tĩnh lặng, cùng chia sẻ với nhau giá trị ý nghĩa của yêu thương và bình an. Tôi nhớ mình đã đọc tác phẩm Nơi cây Dương Xỉ đỏ mọc lên và đã khóc rất nhiều ở phần kết, đến nỗi không thấy chữ để đọc. Tôi đã đưa cuốn sách cho con trai tôi, và bé đã đọc lớn chương cuối cùng cho tôi nghe! Và nó không bao giờ quên khoảnh khắc đó.

2. 
Thực hiện giấc mơ đi nghỉ của gia đình

Cho dù là ở Disneyland, Dubai hay Denver, hãy bỏ tiền cho một chuyến du lịch mang lại ý nghĩa của việc cả nhà bên nhau như một gia đình thật sự. Bạn có thể cảm thấy bị hao hụt tiền bạc cho chuyến đi – hay bị nóng ruột vì bỏ nhiều công việc quan trọng cả tuần lễ - nhưng những kỷ niệm thu thập được với nhau sẽ là vô cùng quý giá. Những nghiên cứu cho thấy đồng tiền bỏ ra để mua các trải nghiệm đem lại sự thỏa mãn hơn nhiều, so với việc mua những đồ đạc vật chất. Và việc tạo ra những kỷ niệm bên nhau sẽ làm cho bạn hạnh phúc hơn nhiều, so với việc tích cóp của cải.

3. 
Cho con nghỉ bệnh ở nhà… khi chúng không thật sự bệnh nặng

Thỉnh thoảng có một ngày nghỉ dưỡng cho tâm lý cũng hợp lệ. (Cũng ổn, nếu có sự hỗ trợ của bố mẹ!) Bạn cũng có thể cáo ốm với cơ quan, rồi cùng nằm với nhau trên ghế trường kỷ xem phim và thưởng thức kem. Một ngày nghỉ sẽ không ảnh hưởng gì nhiều, nhưng có thể là ngày tốt nhất để gần gũi với con, cùng nhau thưởng thức một thứ gì đó...

4. 
Học hỏi nơi con cái

Một trong những điều thích thú nhất của việc nuôi dạy con, là theo dõi chúng phát triển những năng khiếu, những sở thích, những đam mê của chúng, cho dù đó là một câu chuyện cổ tích hay một trò chơi ma thuật hiện đại. Con trai tôi chơi kèn trumpet và giới thiệu tôi những bản nhạc cổ điển. Tôi rất vui vì vai trò thay đổi, tôi trở thành học trò của con. Nếu con của bạn đam mê một thứ gì, hãy để chúng hướng dẫn và dìu dắt bạn. Chúng sẽ học được sự tự tin và bạn sẽ  học được những điều mới mẻ.

5. 
Dành thời gian cho mỗi đứa con khác nhau

Tôi có 4 đứa con, tôi biết điều này rất khó khăn nhưng bạn sẽ ân hận nếu không dành riêng thời giờ cho mỗi một đứa khác nhau. Anh chị em ruột với nhau sẽ thu thập được nhiều lợi ích, nhưng cũng sẽ phải đối đầu với việc tương nhượng và làm tổn thương nhau. Cho phép con cái có thời gian riêng tư, tách biệt khỏi những người khác với bạn một ngày, là tặng cho con một món quà rồi đó. Để cho con chọn những hoạt động mà chúng thích, và bạn hãy tập trung vào điều đó thay vì đòi hỏi nhiều cái khác.

6. 
Đồng hành và hiểu biết con

Bạn đã xem phim Freaky Friday chưa? Trong phim đó bà mẹ và cô con gái đổi vai và sống một tuần với cuộc sống của người kia. Đó là một ý tưởng hay. Khi con gái lớn của tôi theo một khóa cỡi ngựa, tôi cũng quyết định thử. Mặc dù chưa bao giờ tôi ngồi trên lưng ngựa, nhưng tôi nghĩ tôi có một ít hiểu biết căn bản về môn thể thao này. Cuối cùng, tôi đã phải bỏ ra nhiều giờ mỗi tuần để tập cùng con và văng vẳng bên tai tiếng hét của con như những mệnh lệnh: “Ngồi thẳng lưng lên! Giữ gót chân thấp xuống!” Và, phải thừa nhận, tôi đã suy nghĩ: “Không dễ để thực hiện những cái lệnh đơn giản đó?” Nhưng rồi tôi phải tự động viên chính mình để không la lớn: “Thôi đi! Mẹ không thể làm nhiều thứ cùng lúc mà đồng thời di chuyển được, đừng có hét như thế!” Và rồi mấy ngày sau tôi đã phải than phiền về đôi chân với những bắp chân căng cứng của tôi. Tôi học được bài học – điều tôi biết không phải cách để cỡi ngựa – mà cỡi ngựa cần có một khả năng, sự kiên nhẫn và lòng can đảm (chưa nói đến cái hơn của con tuổi trẻ và đôi chân khỏe mạnh).

7. 
Để con ở với ông bà

Có thể bạn sẽ lo lắng một chút, nhưng hãy bỏ chúng ở với ông bà nội hay ông bà ngoại vào cuối tuần (hay nhiều hơn). Ai cũng có lợi: những đứa trẻ có dịp chơi đùa trong điều kiện ít kỷ luật hơn; ông bà có dịp gần các cháu hơn; và bạn có nhiều thời gian rảnh rỗi để làm những công việc cần làm.

8. 
Hãy để chúng phạm những lỗi lầm

Ngày nay, chúng ta thường nghe thuật ngữ “bị ba mẹ quản chế”, diễn tả con cái bị cha mẹ quan sát, theo dõi chặt chẽ. Dĩ nhiên, con cái cần sự hướng dẫn và hỗ trợ của cha mẹ, nhưng chúng cũng cần học kỹ năng đối mặt với mọi tình huống. Chúng phải học cách phản kháng với thất bại và tuyệt vọng, tìm ra cách để giải quyết các vấn đề. Mọi việc chỉ có thể hoàn toàn khi chúng được cho phép đứng trên đôi chân của mình. Nếu bạn cứ liên tục có mặt để bắt những lỗi nhỏ nhặt, để chỉnh bất cứ sai sót nào, để sửa chữa những điều sai quấy, bạn sẽ sống trong ân hận. Và con cái bạn rốt cuộc phải chịu đựng những điều đó. Vì thế, kệ nó, cứ để cho đứa con 11 tuổi của bạn tự do trong nhà bếp, đừng bực mình vì những vệt sữa bị đổ ra nhà hay những cái bánh nướng bị cháy khét. Để cho chúng tự lập – “thất bại là mẹ thành công”. Cô bé sẽ trở nên giỏi hơn sau một thời gian dài tự hành động.

9. 
Đầu tư cho việc giáo dục con

Việc làm số một của cha mẹ là nuôi dạy con trở thành một con người có tinh thần tự lập. Và cách tốt nhất để làm điều đó là bảo đảm con của bạn có được một nền giáo dục tốt nhất trong khả năng có thể. Có nghĩa là, bạn phải tìm cho con mình ngôi trường tốt nhất, bỏ thì giờ tham dự những cuộc họp với giáo viên, và sẵn sàng giúp con làm bài tập ở nhà. Đầu tư cho giáo dục là chuẩn bị cho con một tương lai thành công trong cuộc sống, chuẩn bị cho một cuộc sống mà chúng có thể có một tác động tích cực lên cộng đồng và những người chung quanh. Mỗi một giờ bạn dạy dỗ, huấn luyện và hỗ trợ chúng đều có giá trị. Hãy bảo đảm rằng bạn đã chuẩn bị, đã cân nhắc việc đầu tư cho giáo dục từ khi con còn rất nhỏ. Đó là một kế hoạch tiết kiệm lâu dài để vào một trường đại học. Hầu hết các ngân hàng sẽ sẵn lòng cho bạn mở một tài khoản cho vay, bạn có thể tìm hiểu thêm về điều này.

10. 
Hãy để cho con hơn bố mẹ

Bạn đã dạy cho con mình cờ tướng, bóng rổ, đàn dương cầm… Vì thế, bạn phải luôn giỏi hơn chúng trong mọi thứ, đúng không? Sai! Thời gian giúp cho đứa bé thắng. Được rồi, chúng ta đang chơi đùa với ai? Với con? Thẳng thắn mà nói rồi bạn sẽ thua con mình. Nhưng bạn sẽ ân hận nếu bạn không chịu thua một cách khoan dung và cho con cái quyền của nó được hưởng. Không than thở. Không hối tiếc. Bởi vì một ngày nào đó chúng sẽ nhìn lại những trò chơi lúc còn nhỏ này, và ngay khi chúng đã trưởng thành, chúng có thể nhận thấy rằng chúng vẫn ước muốn dành ra một ít thì giờ để chơi với bố mẹ.

(10 Things you’ll regret not doing with your kids /
Antonia van der Meer)

Cành Dương chuyển ngữ
(STMTY)


3 cách giải thích vì sao ta tin Chúa (12/4/2024)

Sáu cách khuyến khích trẻ lắng nghe tích cực (21/2/2024)

Tại sao hôn nhân thời nay dễ đỗ vỡ? (30/1/2024)

ĐTC Phanxicô đề nghị chúng ta hãy tập tha thứ (15/1/2024)

3 đoạn Kinh Thánh đem lại bình an cho cha mẹ (9/12/2023)

Tin tưởng người bạn đời là gì? (10/11/2023)

Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực (14/10/2023)

Gia Đình & Giáo Dục (15/9/2023)

Tương quan với các thành viên trong gia đình: Sự tha thứ và ân sủng của Chúa (19/8/2023)

Nhìn lại mình (3/8/2023)

Hai chìa khóa cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc (22/12/2017)

Suy tư Năm Mục vụ Gia đình 2018: Đồng hành với các gia đình trẻ - Bài 1: CHUYỆN MỘT NGÀY VÀ CHUYỆN MỘT ĐỜI (15/12/2017)

Tình yêu không chỉ là cảm xúc (22/11/2017)

7 điều con trẻ nói với các chuyên gia tâm lý nhưng sợ nói với bố mẹ (30/10/2017)

Giáo dục Kitô Giáo (p.2) (4/10/2017)

Giáo dục Kitô Giáo (p.1) (24/9/2017)

Gia đình bước qua khủng hoảng (30/8/2017)

7 bước thực hành giúp bạn cảm thấy Thánh Lễ có ý nghĩa hơn (23/8/2017)

Tại sao con cái không vâng lời tôi? (22/7/2017)

Không có công thức đặc biệt, chỉ 3 điều để cha mẹ Pháp nuôi dạy con thành công (30/6/2017)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn