Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
NHỮNG KHÁC BIỆT CỦA VỢ LÀ BỔ TÚC CẦN THIẾT CHO CHỒNG

Kinh Thánh đã kể lại rằng, sau khi tạo dựng Ađam Thiên Chúa nói: “Đàn ông ở một mình không tốt”, cho nên Ngài mới dựng nên người đàn bà. Ngài cho Ađam ngủ say và lấy một chiếc xương sườn của ông để dựng nên người đàn bà.

Dường như dân tộc nào cũng có một huyền thoại riêng của dân tộc mình về nguồn gốc con người. Nhưng có lẽ không có một câu chuyện nào mang nhiều ý nghĩa thâm thúy cho bằng tường thuật của Kinh Thánh. Hình ảnh chiếc xương sườn mà Thiên Chúa rút ra từ Ađam để tạo dựng người đàn bà nói lên ý nghĩa thâm sâu của tình yêu. Người đàn ông giống như một tác phẩm chưa được hoàn thành hay như một người đã đánh mất chính mình. Do đó, họ phải không ngừng tìm kiếm những gì mình đã đánh mất. Chỉ nơi người đàn bà, người đàn ông xem ra mới có thể tìm gặp lại bản thân. Cái khác biệt nơi người đàn bà bổ túc cho điều thiếu sót nơi người đàn ông.

Tình yêu lứa đôi, hạnh phúc hôn nhân chỉ có mỗi khi có sự hài hoà giữa những khác biệt ấy. Đó là nguyên tắc cơ bản nhất mà người chồng cần phải nắm vững để xây dựng và bảo toàn hạnh phúc lứa đôi. Nguyên tắc ấy không cho phép người chồng cư xử theo lối “chồng chúa vợ tôi” với vợ mình. Nguyên tắc ấy đòi hỏi ông chồng phải biết tôn trọng những khác biệt nơi vợ mình. Yêu thương đích thực không có nghĩa là xóa bỏ những khác biệt của nhau, bắt người khác phải làm theo ý mình, bắt người khác phải nên giống mình nhưng chính là biết tiếp nhận những khác biệt của người mình yêu thương như những giá trị bổ túc cho những thiếu sót nơi mình.

1. Đa số các bà vợ than phiền rằng: họ phải chịu đựng tính ích kỷ, sự thiếu quảng đại, thái độ hồ đồ và thiếu cảm thông của người chồng. Nói chung, rất nhiều người vợ cảm thấy chưa nhận được đầy đủ sự chú ý của chồng mình. Có những người đàn ông mắc phải những chứng bệnh tâm lý, chỉ làm đủ mọi cách để hành hạ vợ mình. Nhưng cũng có những người đàn ông vụng về và thiếu hiểu biết đến độ hành hạ vợ mình mà không hay. Đó là hạng người không muốn cảm thông với vợ mình.

Cảm thông với một người nào đó tức là tự đặt mình vào địa vị và hoàn cảnh của người ấy để hiểu được những vấn đề, những khó khăn và những nỗi khổ của người ấy.

Có biết bao ông chồng không hề thấy được những vất vả và bao hy sinh của người vợ trong việc nội trợ. Không ai bắt người đàn ông phải làm những công việc của người vợ nhưng ít ra người đàn ông biết yêu thương và cảm thông với vợ, biết nâng đỡ và trợ giúp vợ, nhất là không tạo thêm những gánh nặng mới cho vợ mình.

2. Người chồng thể hiện sự cảm thông với vợ bằng sự nâng đỡ trong công việc gia đình. Nhưng quan trọng hơn cả và cơ bản hơn cả, là có thể đi vào nếp suy nghĩ, lối lý luận của người vợ. Đây là điều xem ra khó thực hiện nhất đối với người đàn ông. Có những người đàn ông sẵn sàng hy sinh cho vợ, sống chết cho vợ nhưng lại không bao giờ chịu nhượng bộ mỗi khi trao đổi hoặc tranh luận với vợ. Những người đàn ông này quên rằng: quan hệ của người đàn bà với người đàn ông hầu như luôn luôn xây dựng trên cảm tính. Người đàn bà đến với người đàn ông hầu như không phải để thông tin một hiểu biết, hay để đi tìm kiếm một chân lý khách quan, mà trước hết là để thiết lập một tương quan. Người ta vẫn nói, người đàn bà không lý luận bằng lý trí mà bằng con tim.

Do đó, tìm cách thuyết phục người đàn bà bằng sự lý luận, không những vô ích mà còn nguy hại là khác. Điều này luôn luôn đúng trong quan hệ giữa hai vợ chồng. Những cuộc tranh cãi giữa hai người, thường không giải quyết được bất cứ một vấn đề nào, bởi vì xem ra, mỗi người đều có cái lý của mình. Người chồng tìm được lý lẽ trong lý luận uyên bác và mạch lạc của họ nhưng người vợ lại có lý lẽ của trái tim.

Trong đời sống vợ chồng, người ta không thể cư xử theo lối ăn miếng trả miếng. Người chồng không thể trả đũa một hành động xấu của vợ bằng một hành động xấu của mình. Người chồng cũng không thể đem những lý lẽ của mình ra để bắt bẻ người vợ. Người chồng càng cố gắng chứng tỏ sự có lý của mình càng đẩy người vợ vào thế tự vệ và đối kháng. Chỉ có sự cảm thông mới là khí giới hữu hiệu nhất của người đàn ông. Người ta thường kể giai thoại của nhà hiền triết Hy Lạp Socrate để kêu gọi sự cảm thông và nhẫn nhục của người chồng:

Socrate không may có một người vợ tính tình nông nổi bốc đồng. Một hôm, giữa lúc ông đang giảng dạy cho các môn sinh, thì bà vợ đến làm nhục ông trước mặt mọi người. Nhưng nhà hiền triết vẫn điềm nhiên như không có chuyện gì xảy ra. Ông mỉm cười nói với các môn sinh: “Sau cơn mưa trời lại sáng”.
Đó là cách cư xử của một nhà hiền triết, một đấng trượng phu nhưng đó cũng phải là khuôn vàng thước ngọc của mọi người chồng.

3. Có người sẽ mỉm cười bảo rằng, phản ứng như vậy là sợ vợ. Nhiều người đàn ông, sợ bị chế diễu như người sợ vợ hoặc mang mặc cảm sợ vợ. Có thể do quan niệm “chồng chúa vợ tôi” mà nhiều người cho rằng, đàn ông phải là người làm chủ, ra lệnh phán bảo trong gia đình, và người vợ chỉ là một người “gọi dạ bảo vâng”. Người đàn ông có thể là chủ trong các liên hệ với bên ngoài, nhưng trong gia đình, người đàn bà là người điều khiển đời sống tình cảm của người đàn ông. Như thế, giữa hai người luôn có sự bình đẳng và bổ túc cho nhau.

Nếu người vợ đi ngược lại với ý kiến của người chồng, thì người chồng nên nhớ rằng: thường thì người vợ chỉ làm điều đó, vì lợi ích gia đình. Ý kiến ngược lại, hay đúng hơn sự khác biệt của người vợ khiến cho người chồng phải làm sáng tỏ và đào sâu quan điểm và những quyết định của mình.

Nói tóm lại, người chồng cần phải luôn cảm thông với vợ bằng cách đặt mình vào địa vị và hoàn cảnh của vợ để từ đó, đón nhận những khác biệt của vợ như là những giá trị bổ túc cho những thiếu sót của mình.

(Tĩnh Tâm Nam 2011)


Bài sai truyền giáo gửi các gia đình (18/7/2022)

6 điều phá hủy hôn nhân và cách phòng tránh (17/8/2020)

Chào mừng 25 năm Sống Tin Mừng Tình Yêu - Hơn cả một thói quen (29/11/2019)

Trong lúc bị căng thẳng, Đức Phanxicô viết tin nhắn cho Thánh Giuse (11/2/2017)

Đức Thánh Cha chủ sự lễ cưới cho 20 đôi hôn phối (15/9/2014)

Cầu nguyện cho các gia đình trẻ (30/8/2014)

Linh đạo hôn phối theo thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô (28/8/2014)

Tình yêu và hôn nhân trong Thánh Kinh (13/2/2014)

Những việc sửa soạn bên ngoài cho ngày lễ cưới (23/1/2014)

Đọc kinh chung trong gia đình giúp xây dựng đức tin! (9/9/2011)

Hiểu vợ và cảm thông với vợ (26/6/2011)

Người chồng muốn được làm đàn ông (20/6/2011)

Những khác biệt nơi người vợ (17/6/2011)

Vai trò chủ động của người vợ trong hạnh phúc hôn nhân (1/6/2011)

Sống tốt mối tương quan với chồng là sự hoàn hảo hóa bản thân (28/5/2011)

Phụng sự Thiên Chúa qua con đường Hôn Nhân (24/2/2011)

Lời khuyên cho người làm chồng làm vợ (10/2/2011)
 Các tin khác:  1   2   3 
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn