Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
KHÓA TÌM HIỂU ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
 
Bài 2:  TÌNH YÊU TRONG ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN


Bài này, chúng ta tiếp tục xoay quanh chủ đề Tình yêu, gồm 4 phần:
 
I.      THẾ NÀO LÀ TÌNH YÊU?
II.     NGÔN NGỮ TÌNH YÊU
III.    HÀNH TRÌNH TÌNH YÊU
IV.   HƯỚNG TỚI TÌNH YÊU
 
Và chúng ta có thể vào đề ngay:
 
I. THẾ NÀO VỀ TÌNH YÊU? VÀ ĐÂU LÀ ĐÒI HỎI CỦA TÌNH YÊU?
 
Sự hấp dẫn giữa nam nữ là một cái gì tự nhiên, thì tình yêu cũng tự nhiên như thế, tình yêu nằm trong bản chất con người. “Tôi đã yêu từ khi chưa có tuổi”  (Đa tình, Xuân Diệu)
Ai cũng có một khả năng chung: ĐÓ LÀ TÌNH YÊU. Hễ là người ai cũng có một ước vọng sâu xa tự đáy tâm hồn: muốn yêu và muốn được yêu.
 
Trong tác phẩm “Hãy làm những gì Ngài dạy”, xuất bản năm 1990, Thầy Phó tế Henry Libersat đã viết: “Trái tim con người phải yêu, bằng không nó sẽ chết. Với người không được yêu và không biết yêu, đời sống trở thành một chuỗi ngày thất vọng, với những ước mơ không thành, những tương giao dường như bế tắc..."
 
Thật đáng buồn vì con người thời đại có rất ít cơ hội để học biết cách yêu“. Phải học biết cách yêu:

-
Thiên Chúa đã yêu con người bằng cả cuộc sống của mình (Ngôi lời đã trở thành nhục thể – Ngài đến để chúng ta được sống dồi dào hơn).

-
Hãy yêu như Ngài yêu chúng ta: Yêu đến cùng và quên mình vì người khác.
 
Người ta đã tốn bao công sức để nói đến tình yêu nhưng dường như nó vẫn còn là một mầu nhiệm. Thật khó mà phân tích, mà lý giải.
 
Còn chúng ta, điều quan trọng bây giờ không phải là dừng lại ở những định nghĩa mà là để cùng xem, cùng nhận định để thấy đâu là tình yêu đúng đắn, đâu là sai lầm và phải yêu như thế nào ?
 
(Mỗi người hãy ghi vào một miếng giấy nhỏ một suy nghĩ hay một mô tả
bằng vài từ vắn gọn, minh họa tình yêu đang có nơi mình)
 
Chúng ta thấy bao nhiêu là “định nghĩa” về tình yêu.
TÌNH YÊU LÀ :
Chia sẻ                           Quên mình                    Có trách nhiệm
Trao ban                         Lôi cuốn nhau              Chung thủy
Trao đổi                          Đón nhận nhau            Tôn trọng nhau
Triển nở                          Xây dựng                       Bảo vệ nhau
Hiệp nhất                        Tin tưởng                      Dâng hiến
Dịu dàng với nhau        Dấn thân                       Hạnh phúc
Vui thú                             Hy sinh                          Can đảm
Sống có Chúa               Tỏa sáng                       Hy sinh
Vượt thắng                     Sinh con                        Cùng nhìn một hướng...
 
Tình yêu rộng lớn như thế đó và đó cũng chính là những đòi hỏi của tình yêu. Vậy thì:

- Tình yêu không phải chỉ là một cảm xúc rạo rực của thân xác.

- Cũng không phải là một lối yêu nhẹ dạ, hời hợt, lãng mạn hay chỉ chơi qua đường...

- Tình yêu không phải chỉ ở thỏa mãn của đam mê, si tình, bất chấp đạo nghĩa.

Tình yêu không phải chỉ là tình dục, hưởng thụ như một dụng cụ... Con người đã lạm dụng tính dục - nhân danh tình yêu ngay cả khi không yêu thương chút nào.
 
"TÌNH YÊU LÀ QUYẾT ĐỊNH SỐNG VÌ NGƯỜI KHÁC MỘT CÁCH CÓ Ý THỨC"
 
Tình yêu chỉ thành công khi cả hai cùng:

-
Xây dựng, bảo vệ không ngừng mỗi ngày - và suốt đời.

-
Sẵn sàng, hy sinh, đảm nhiệm trách nhiệm với bao chua cay thử thách.

-
Càng hiến dâng - càng hạnh phúc.
 
Muốn được như vậy:
 
- Phải bỏ đi lối nhìn lệch lạc.
- Phải bỏ qua những sai lầm.
 
Tình yêu như một sức mạnh làm thay đổi cuộc đời. Tiếng gọi tình yêu đưa ta gần gũi hơn với bao nhiêu tương quan khác trong đời.
 
Tình yêu không dừng lại ở đôi ta mà là mở ra cho ta một con đường cả hai cùng đi: YÊU THƯƠNG HƠN - Ý NGHĨA HƠN - THIỆN HẢO HƠN
 
Thế thì, TÌNH YÊU CHÍNH LÀ QUÀ TẶNG CỦA THIÊN CHÚA.  TÌNH YÊU CHÍNH LÀ MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ.

II. NGÔN NGỮ CỦA TÌNH YÊU
 
Con người có hồn và xác gắn quyện vào nhau và lệ thuộc lẫn nhau. Vì thế, mọi lời nói, cử chỉ và hành động đều diễn tả tâm tư, tình cảm hoặc nhận thức của con người, gọi chung là ngôn ngữ.
 
Trong tương quan với người khác, con người cần đến ngôn ngữ là phương tiện để thông tin, giao dịch. Có 7 phương thế được được phân thành :
- ngôn ngữ bằng lời (lời nói, chữ viết)
- và ngôn ngữ không lời (ánh mắt, cử chỉ, tiếp xúc, quà tặng và ký hiệu).
 
Trong lãnh vực tình yêu, con người cũng dùng ngôn ngữ đó để diễn tả và đón nhận tình yêu. Chúng ta gọi là ngôn ngữ của tình yêu.
 
Tình yêu là một thực tại có thật, ai cũng có thể cảm thấy, nhưng lại không nhìn thấy và sờ mó được: Tình yêu là một thực tại vô hình chứ không phải là một thực tại thể lý. Muốn diễn tả tình yêu, con người cũng phải dùng tới phương tiện ngôn ngữ, cả ngôn ngữ bằng lời và không lời:
 
1. Lời nói: bộc lộ tâm tư, tình cảm, của người nói khiến giữa người nghe và người nói thiết lập một tương quan tình cảm, tương quan tình yêu.

2. 
Chữ viết: là lời nói được ghi trên giấy, dành cho người ở xa (về không gian và về thời gian), ví dụ những bức thư mà những người yêu nhau gởi cho nhau.

3. Á
nh mắt: con mắt là cửa sổ của linh hồn. Ánh mắt là một phương tiện tuyệt diệu để diễn tả tâm tình sâu kín bên trong. Có ánh mắt ngưỡng mộ, yêu thương, cũng có ánh mắt ghen tương, thù hận, giận hờn…

4.
Cử chỉ: là thứ ngôn ngữ cụ thể diễn tả tình cảm: sự đồng tình hay phản đối của người dùng nó: một cái vẫy tay, giơ tay, một cái gật hay lắc đầu đều có ý nghĩa.

5. 
Tiếp xúc: hơn cả cử chỉ, sự tiếp xúc có tác dụng mạnh hơn trong thông tin giao dịch, trong truyền cảm: bắt tay, ôm vai, vỗ vai, và đặc biệt là cái hôn (hôn má, hôn trán, hôn miệng…)

6. 
Quà tặng: những người yêu nhau không ai mà không biết đến ngôn ngữ quà tặng: một bông hoa, một món nữ trang… đều là cách diễn tả tình yêu giữa người cho và người nhận.

7. 
Dấu, ký hiệu: trong tình yêu, nhiều khi người ta còn dùng tới dấu, ký hiệu để nói lên tâm tư, tình cảm của mình.
 
Tình yêu mà không có ngôn ngữ thì có nguy cơ bị teo dần và mai một. Muốn ngôn ngữ xứng danh là ngôn ngữ của tình yêu thì ngôn ngữ ấy phải có những đặc tính và phẩm chất sau:

- Đơn sơ, hồn nhiên, trong sáng.

-
Chân thành, trung thực, có sao giãi bày ra như vậy.

-
Nồng ấm: Tình yêu là lửa, là sức nóng sưởi ấm tâm hồn người yêu và người được yêu.

III. HÀNH TRÌNH TÌNH YÊU (Những chặng đường tình yêu)
 
Tình yêu được ví như một con đường hay một cuộc hành trình, không phải lúc nào cũng trơn tru dễ dàng. Tình yêu còn được diễn tả như một cuộc phiêu lưu, một cuộc khám phá, mà điểm dừng lý tưởng bao giờ cũng là một cuộc hôn nhân, một tổ ấm hạnh phúc.
 
*  Tình yêu là một hành trình luôn khởi hành và không có điểm kết thúc - một hành trình thường xuyên được lập lại.

*  Tình yêu - là một hành trình có thể tóm lại bằng 4 lộ trình (chặng đường) sau đây:
 
 
NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG CỦA TÌNH YÊU :
 
1. CHẶNG MỘT: LÊN ĐƯỜNG: Hy vọng - Gặp gỡ - Hấp dẫn - Lôi cuốn
 
- Ở chặng đường này người thanh niên, thiếu nữ sống với tâm trạng của một người chờ đợi, hy vọng, tìm kiếm, rồi gặp gỡ và nhận ra “người” của mình. Từ đó khởi đầu thời ký khám phá, hồi hộp chờ đợi và nóng lòng gặp lại người yêu.
 
- Lời khuyên cần ghi nhớ là đừng nóng vội, đừng hấp tấp mà hãy chọn lựa để hoặc tiến tới hoặc để rút lui.
 
2. CHẶNG HAI: LÊN MÂY: Cất cánh - Mơ mộng - Khám phá - Thán phục - Muốn ở bên nhau
 
- Các bạn trẻ khi gặp được đối tượng của trái tim mình rồi như sống trong một thế giới diệu kỳ, tất cả đều tuyệt vời, tương lai như bừng sáng và mở rộng, cuộc sống tràn đầy ý nghĩa. Người yêu được lý tưởng hóa thành thần tượng khiến mình ngưỡng mộ, yêu thương. Còn chính bản thân mình cũng như được biến đổi, thăng hoa trong một hiện hữu mới.
 
Lời khuyên cần ghi lòng tạc dạ là hãy khám phá ra những nét đẹp của cuộc sống và chấp nhận những thay đổi cần thiết để tự hoàn thiện mình cho tương xứng với Tình yêu lý tưởng. Cũng cần phải nỗ lực để tiến tới một Tình yêu trưởng thành, để có thể sống với thế giới thực tại (chứ không phải thế giới mộng mơ).
 
3. CHẶNG BA: TỈNH MỘNG : Nhìn thấy bao bất toàn, giới hạn - Nghi ngờ - Lo sợ

Kỳ vọng? Đoạn tuyệt? Tiến tới?
 
- Khi nhận thức ngày một rõ những giới hạn của người yêu thì người trẻ rất dễ rơi vào trạng thái thất vọng, ngờ vực, thắc mắc và thấy như tương lai mù mịt, không biết mình phải làm gì, đi về đâu. Tâm trạng đau khổ và nhu cầu phải tìm ra biện pháp là những gì người đó cảm nhận được một cách rất sâu sắc.
 
Lời khuyên cho chặng ba này là hãy bình tĩnh, đừng hốt hoảng, cần tỉnh táo suy nghĩ, đắn đo, cân nhắc, xem giải pháp nào là tốt nhất cho trường hợp của mình: hoặc chờ đợi (tạm dừng), hoặc chia tay, hoặc tiến tới.
 
4. CHẶNG BỐN: THÍCH ỨNG:  Tình yêu là chấp nhận - Chịu đựng - Đón nhận - Tìm hòa hợp - Dấn thân - Hiến dâng
 
Sau cơn “khủng hoảng” ở chặng ba, nếu Tình yêu đủ sức chỗi dậy và tiến tới thì đó là giai đoạn Tình yêu thích ứng. Người trẻ nhận thức rằng yêu là chấp nhận thực tế với những giới hạn cũng như những khả năng, yêu là dấn thân, là chấp nhận cuộc phiêu lưu kỳ thú và đồng thời đầy rủi ro. Tới đây là giai đoạn tình yêu tái khám phá, với một sự tỉnh táo và một óc phán đoán quân bình, khách quan hơn. Đó là tình yêu đang trưởng thành.
 
- Lời khuyên không thể coi thường là hãy xây dựng mối hiệp thông càng ngày càng sâu sắc với người yêu, trong sự ngưỡng mộ và chấp nhận lẫn nhau, không mơ mộng viễn vông nhưng thực tế, tín trung và kiên trì.
 
Bạn đang ở đâu trong hành trình ?
Và bạn đã đi đúng hành trình không ?
Bây giờ phải làm gì ?
 
IV. HƯỚNG TỚI CỦA TÌNH YÊU
 
1. Hướng tới đích thực: Hôn nhân và gia đình.
 
Một tình yêu đích thực bao giờ cũng hướng tới hôn nhân, gia đình vì:
 
a/ Hôn nhân tạo điều kiện cho Tình yêu “nói lên lời” nghĩa là cho Tình yêu có điều kiện, môi trường để biểu lộ, diễn tả và đem niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
 
b/ Hôn nhân chẳng những tạo sức mạnh dấn thân cho những người trong cuộc mà còn thăng hoa những giá trị và tiềm năng tốt đẹp nhất ẩn chứa trong trái tim con người .
 
c/ Hôn nhân mời gọi người phối ngẫu vượt thắng nhiều trở ngại, kể cả vượt thắng bản thân để thể hiện chính mình.
 
d/ Hôn nhân đem lại bình an, triển nở, hạnh phúc cho vợ chồng, con cái và xã hội. Hôn nhân luôn nhắc nhở chiều kích xã hội của Tình yêu: Tuy hai người yêu nhau, kết hôn với nhau, nhưng Tình yêu của họ vươn tới rất nhiều người, ảnh hưởng trên xã hội.
 
e/ Hôn nhân là “pháo đài” bảo vệ Tình yêu, bảo vệ phụ nữ và trẻ thơ là những gì rất quý giá nhưng lại rất mong manh.
 
g/ Hôn nhân ban tặng sự “ trường tồn” cho Tình yêu hai người , cụ thể nhất là nơi con cái là dòng dõi, là kế tục của cha mẹ.
 
2. Hướng tới lệch lạc: Chung sống mà không cam kết gì với nhau
 
Ngày nay có nhiều lệch lạc, ở nhiều mức độ khác nhau khiến Tình yêu không tiến tới hôn nhân gia đình, mà tiến tới những dạng chung sống khác nhau:
- Có thể là hai người chung sống với ý hướng lâu dài, nhưng không cam kết gì với nhau cả.
- Cũng có thể là hai người chỉ chung sống với nhau mà không có ý hướng lâu dài: họ tự do phối hợp và tự do dãn ra, hoặc họ sống kiểu “già nhân ngãi, non vợ chồng”.
- Ngày nay lại còn dạng “chung sống cuối tuần” và dạng “hôn nhân thử nghiệm”.
 
Tất cả các dạng lệch lạc này đều dẫn đến những tác hại khôn lường cho chính những người trong cuộc, cho con cái và cho xã hội. Những tác hại nhiều mặt: tâm sinh lý, đạo đức, ổn định xã hội.

KẾT LUẬN
 
Tình yêu chân chính đem lại hạnh phúc cho người được yêu và cho cả người yêu. Tình yêu chân chính làm cho hai người thăng hoa và biến đổi theo chiều hướng tốt hơn, hoàn thiện, triển nở hơn. Muốn đạt được Tình yêu ấy chúng ta phải kiên trì tìm kiếm, vun đắp, bảo vệ và hướng tới cuộc sống hôn nhân gia đình, để Tình yêu được thăng hoa và triển nở hơn nữa.
 
Jos. Nguyễn Hùng Cường


3 cách giải thích vì sao ta tin Chúa (12/4/2024)

Sáu cách khuyến khích trẻ lắng nghe tích cực (21/2/2024)

Tại sao hôn nhân thời nay dễ đỗ vỡ? (30/1/2024)

ĐTC Phanxicô đề nghị chúng ta hãy tập tha thứ (15/1/2024)

3 đoạn Kinh Thánh đem lại bình an cho cha mẹ (9/12/2023)

Tin tưởng người bạn đời là gì? (10/11/2023)

Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực (14/10/2023)

Gia Đình & Giáo Dục (15/9/2023)

Tương quan với các thành viên trong gia đình: Sự tha thứ và ân sủng của Chúa (19/8/2023)

Nhìn lại mình (3/8/2023)

Đôi đũa (31/3/2011)

10 lời khuyên quan trọng hàng đầu dành cho Cha Mẹ (28/3/2011)

Gia Đình: Giáo Hội nhỏ của Chúa Kitô (26/3/2011)

Biết mình để cùng nhau xây dựng cuộc sống lứa đôi (25/3/2011)

Giải quyết chuyện gia đình (22/3/2011)

Tứ đức trong thời hiện nay (18/3/2011)

5 cách yêu làm bạn thông minh hơn (14/3/2011)

Lời Mẹ khuyên con gái (8/3/2011)

“Một tuần không mắng con” (4/3/2011)

7 Ðức Tính Sống Ðộng Của Cha Mẹ (24/2/2011)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn