SỐNG MÙA VỌNG

trở lại trang đầu

Ngày 29/11/2015 – Chúa Nhật I Mùa Vọng

THẮP LÊN NGỌN NẾN MÙA VỌNG VÀO MỖI CHÚA NHẬT

Mỗi tuần được tượng trưng bằng một cây nến. 3 cây màu tím và 1 cây màu hồng. Nến tím là biểu trưng cho sự cầu nguyện, lòng thống hối, hy sinh và những việc lành phúc đức thực hiện trong thời gian này. Nến hồng được thắp lên vào Chúa Nhật thứ ba - Chúa Nhật Vui Mừng – và Linh mục cũng mặc áo lễ màu hồng.

Chúa Nhật Vui Mừng vì ngày này là đỉnh điểm của Mùa Vọng, khi chúng ta đã đi hơn nửa đoạn đường và ngày Chúa Giáng Sinh đã gần kề. Sự thắp lên liên tục 4 ngọn nến tượng trưng cho sự mong chờ và hy vọng quanh việc Chúa đến trần gian lần thứ nhất và tham dự vào lần thứ hai Ngài đến để phán xét kẻ sống và kẻ chết.

Hôm nay, chúng ta thắp lên ngọn nến đầu tiên của Vòng hoa Mùa Vọng. Có lẽ, bạn cũng muốn thắp lên ngọn lửa yêu mến của lòng mình đối với Thiên Chúa chăng?

***

VÒNG HOA MÙA VỌNG
(bấm vào để xem cách làm Vòng hoa Mùa Vọng)

Người ta cho rằng nguồn gốc của Vòng hoa mùa Vọng là một tục lệ của các nước cực Bắc xứ Scandinavia - tục lệ có từ lâu đời trước khi Chúa Giêsu sinh ra.

Vì không thể làm việc ngoài trời trong Mùa Đông lạnh giá, dân chúng mang về nhà những bánh xe bò, trang hoàng lá cây, đặt lên đó những ngọn nến và treo chúng lên trần nhà bằng một sợi dây. Kế đến, họ xoay vòng bánh xe để tạo nên một luồng sáng như một lời cầu dâng lên thần ánh sáng đến xua tan Mùa Đông u ám. 

Người Công giáo sau đó đã áp dụng tập tục đó để đón mừng Ánh Sáng của Trần Gian giáng trần. 4 cây nến được thắp lên tượng trưng cho 4 Chúa Nhật Mùa Vọng liên tiếp nhau. Lúc đầu, người ta trang hoàng trong gia đình, nhưng dần dần Vòng hoa Mùa Vọng đã trở thành một biểu tượng trong nhà thờ để đánh dấu Mùa Vọng.

***

TRÔNG CHỜ CHÚA ĐẾN

“Lạy Ðức Chúa, Ngài là Cha, Ngài là Ðấng cứu chuộc chúng con: đó là danh Ngài từ muôn thuở. Sao Chúa để chúng con lạc xa đường lối Chúa, và làm lòng chúng con chai đá, chẳng còn biết kính sợ Ngài? Vì tình thương đối tôi tớ Chúa, là các chi tộc thuộc gia nghiệp Ngài, xin Ngài mau trở lại.”  (Is 63, 16-17)

Dân Được Chọn đã chờ đợi Đấng Cứu Thế. Họ kể về Ngài quanh đống lửa. Họ hát ca Danh Ngài. Họ cầu nguyện với Ngài. Họ trộng đợi Ngài. Sự mong chờ của họ xây dựng trên việc mọng đợi Đấng Cứu Thế, Đấng mà có thể đem lại sức mạnh cho dân Ít-ra-en. Họ trông chờ một Đấng Cứu Chuộc sẽ đem lại mọi quyền bính, chiến thắng mọi quân thù.

Trong suốt mùa Vọng, chúng ta cũng tham dự vào việc mong chờ Đấng Cứu Thế. Nhưng không phải sự quyền năng, lộng lẫy, vương quyền, sức mạnh quân sự như dân Ít-ra-en mong muốn.

Với chúng ta, Đấng Cứu Thế đến như một con trẻ, sinh ra trong gia đình một bác thợ mộc, trong một chuồng súc vật ở Bêlem.

Môn đệ Chúa Giêsu phải coi lại định nghĩa về Đấng Cứu Thế, vì Ngài không là Đấng Cứu Thế theo mọi người trông đợi. Đó là điều mà những người theo Chúa Giêsu từ trước đến nay, và mãi đến sau này phải suy nghĩ. Chúa Giêsu không là Đấng Cứu Thế theo ý chúng ta.

Theo Chúa Giêsu thì luôn luôn học biết nhiều hơn nữa những mầu nhiệm phi thường và phong phú của Thiên Chúa.

Đó là điều đã xảy ra với Maria, là điều xảy ra với Giuse… và xảy ra với chính ta nữa.

Dành vài phút thinh lặng với Chúa.

Jos. Nguyễn Hùng Cường

trở lại trang đầu