Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
CĐ. GIA ĐÌNH SỐNG TIN MỪNG TÌNH YÊU
NĂM ĐỨC TIN - GIÁO LÝ CÔNG GIÁO
 
 
CON NGƯỜI CÓ KHẢ NĂNG ĐÓN NHẬN THIÊN CHÚA –
MẠC KHẢI CỦA THIÊN CHÚA
 
 
I. CON NGƯỜI CÓ KHẢ NĂNG ĐÓN NHẬN THIÊN CHÚA

Chiêm ngắm thế giới bao la xinh đẹp và trật tự hài hòa nhưng cũng chóng qua mau đổi, con người khám phá thế giới này vừa kỳ diệu vừa mong manh, và qua đó, có thể nhận biết Thiên Chúa như nguyên thủy và cùng đích của vũ trụ (x. Rm 1, 19-20).

Đồng thời, nhìn sâu vào lòng mình với tiếng lương tâm và lý trí tự nhiên, con người khám phá nơi chính mình "mầm sống vĩnh cửu không thể giản lược vào nguyên vật chất" (MV 18), nhưng còn là hồn thiêng bất tử nên chỉ có thể xuất phát từ Thiên Chúa tạo thành.

Chính vì thế, vũ trụ chung quanh và chiều sâu tâm hồn đã trở thành những con đường đưa dẫn con người tìm về Đấng là nguyên lý tiên khởi và cứu cánh tối hậu cho con người và mọi sự.

1. Con người khát khao hạnh phúc và sự sống

"Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sống đời đời?"
(Mc 10, 17).

Câu hỏi của người thanh niên giàu có ngày xưa về ý nghĩa và mục đích đời sống vẫn là câu hỏi của con người hôm nay, như Hội Thánh nhận xét: "Trước sự tiến hóa hiện nay của thế giới, càng ngày càng có nhiều người hoặc đặt vấn đề, hoặc nhận thức cách sâu sắc mới mẽ về những vấn đề hết sức căn bản như: Con người là gì? Đâu là ý nghĩa của đau khổ, sự dữ và cái chết? Sao chúng còn tiếp tục tồn tại mặc dù đã có bao nhiêu tiến bộ? Bao nhiêu chiến thắng đạt được với giá đắt như thế có ích gì? Cái gì sẽ tiếp theo sau cuộc sống trần gian nầy?" (MV 10).

Người Kitô hữu xác tín rằng chỉ nơi Thiên Chúa, con người mới gặp được chân lý trọn vẹn, đồng thời đạt đến hạnh phúc đích thực mà nhân loại không ngừng tìm kiếm.

2. Hạnh phúc ấy chỉ có nơi Thiên Chúa

Sở dĩ như vậy, là vì con người đến từ Thiên Chúa và sẽ về với Ngài. Đến từ Thiên Chúa nên con người mang nỗi khát khao Chúa tận đáy sâu tâm hồn và chỉ nơi Ngài mới có hạnh phúc, bình an sâu thẳm, như thánh Âu-Tinh đã kêu lên: "Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con và lòng con khắc khoải cho tới khi tâm hồn con được an nghỉ trong Chúa".

II. THIÊN CHÚA ĐẾN GẶP CON NGƯỜI: MẠC KHẢI CỦA THIÊN CHÚA
 

1. Mạc khải là gì?

Mạc = bức màn che; Khải = mở ra. Mạc khải là hành vi của Thiên Chúa bày tỏ cho con người biết những chân lý về Thiên Chúa, và về chính con người mà tự khả năng của con người không thể khám phá hay quán triệt được.

Mạc khải là con đường Thiên Chúa đến tìm con người và mở đường cho con người tìm đến với Chúa – Chúa tự nói với con người bằng Lời và bằng hành động của Ngài qua dòng lịch sử và qua những biến cố, sự kiện của đời thường. Thiên Chúa, Đấng “ẩn mình”, và Ngài ngự trong ánh sáng siêu phàm không ai vươn tới được, nhưng Ngài đã bước ra khỏi sự ẩn tàng của mình và mạc khải cho chúng ta thấy mầu nhiệm “đã âm thầm giữ kín từ muôn thuở” (Rm 16, 25 ; Ep 1,9-1; Tm 6,16)

Thiên Chúa đi ngược chiều đến tìm gặp con người, Ngài đi bước đầu trong tương quan với con người để cho con người có thể gặp được Thiên Chúa (Thánh Augustinô). Mạc khải không phải là một sự áp đặt nhưng là một cuộc đối thoại với con người.

2. Thiên Chúa đã mạc khải như thế nào?

-      
Nhờ lý trí tự nhiên, con người có thể nhận biết Thiên Chúa một cách chắc chắn dựa vào những công trình sáng tạo của Người. Nhưng còn một loại nhận biết khác, mà con người không thể đạt được bằng sức lực riêng của mình, đó là nhận biết nhờ mạc khải của Thiên Chúa. Chúa đã mạc khải cho loài người một cách tiệm tiến và chuẩn bị từng giai đoạn để con người đón nhận những mạc khải siêu nhiên.

-      
Qua trật tự thiên nhiên, vũ trụ, vạn vật: Thiên Chúa cho con người biết được về sự hiện diện của Ngài: mạc khải tự nhiên (Hiến chế Tín lý MK 1-2).

-      
Qua lịch sử cứu độ: Thuở ban đầu Chúa đã tỏ mình cho tổ tông chúng ta, ngay cả sau khi họ sa ngã Chúa cũng đã cho họ nghị lực và hy vọng (MK 3).

* Giao ước với Nôe

* Giao ước với Abraham ( Stk 12-17)

* Thiên Chúa huấn luyện dân Israel: giao ước Sinai (MK 3): mạc khải Lề Luật cho Moise – Mạc khải qua các Ngôn sứ của các giai đoạn lịch sử.

-      
Qua chính Con Một Thiên Chúa (Dt 1,1-4) “Đã lắm phen và bằng nhiều cách, xưa kia Thiên Chúa đã nói với cha ông chúng ta qua các tiên tri, vào thời sau hết, tức là hôm nay, Người đã nói với ta nơi một con người… “ (1Tm, 6 và Ep 1,1-5)

Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người, là Lời duy nhất, hoàn hảo và dứt khoát của Chúa Cha, nơi Người, Thiên Chúa phán dạy mọi sự và sẽ không có lời nào khác ngoài Lời đó (GLCG. 65-67): Ngài đã nói hết trong một lần và cùng một lúc. Những gì Ngài chỉ nói từng phần cho các ngôn sứ, thì nay Ngài nói hết, trọn vẹn trong Con của Ngài.

Nơi Chúa Giêsu, giao ước mới và vĩnh cửu đã được thiết lập, và chúng ta không còn phải trông chờ một mạc khải nào khác nữa (MK 4).

-      
Thánh Kinh = Lời của Chúa nói với con người bằng ngôn ngữ của loài người, qua những sự kiện, biến cố lịch sử của con người (MK 2).

-      
Qua lương tâm, trách nhiệm, sự sống, các nền văn minh, văn hĩa, tôn giáo, triết lý của con người (MK 2). Những giá trị nhân bản, đạo đức, luân lý nơi các dân tộc và các tôn giáo, các nền văn hóa.

3. Đón nhận mạc khải của Thiên Chúa

Thiên Chúa vẫn không ngừng mạc khải cho con người và tiếp tục nói với nhân loại qua mọi thời đại. Lời Thiên Chúa sẽ còn vang lên mãi cho những ai biết chân thành lắng nghe và khao khát đón nhận. Vậy người tín hữu phải làm gì để có thể đón nhận lời mạc khải của Thiên Chúa?

a.   
Cần có một tâm hồn khiêm tốn để đón nhận Thiên Chúa.

"Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã dấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều nầy, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha" (Mt 11, 25-26).

b. Năng đọc và suy gẫm lời Chúa trong Kinh Thánh.

 "Thực thế, trong các Sách thánh, Chúa Cha trên trời, bằng tất cả lòng trìu mến, đến gặp gỡ con cái mình và ngỏ lời với họ" (MK 21).

c. Biết đọc và nhận ra sứ điệp Chúa gửi tới:

- qua các dấu chỉ thời đại (Lc 13, 1-5).
- qua thiên nhiên.
- qua những người gặp gỡ trong cuộc đời.
- qua những tôn giáo ngoài Kitô giáo.
- qua nghệ thuật, văn chương, triết học, những nền văn hóa, những tiến bộ khoa học, những phát minh kỹ thuật và qua những biến cố lịch sử đã và đang diễn ra.

"Dân Thiên Chúa, nhờ đức tin mà tin rằng mình được Thánh Thần Thiên Chúa là Đấng bao phủ mặt đất hướng dẫn, cố gắng nhận định đâu là những dấu chỉ thực về sự hiện diện hoặc ý định của Thiên Chúa trong mọi biến cố, mọi yêu sách và ước vọng mà họ dự phần với những người đương thời"
(MV 11).

III. Trách nhiệm của người Kitô hữu.

Giữa con người và Thiên Chúa có mối quan hệ thân thiết, sâu xa. Tuy nhiên, mối quan hệ nầy có thể bị lãng quên hay bị chối từ. Thái độ ấy có thể phát xuất từ nhiều nguyên nhân.

Có những nguyên nhân khách quan như tình trạng sự dữ trên thế giới, khiến nhiều người phủ nhận dung mạo Thiên Chúa tình thương. Hoặc ảnh hưởng không thuận lợi do những trào lưu tư tưởng nghịch tôn giáo và cả gương xấu của đời tín hữu (MV 19).

Bên cạnh đó, còn có những nguyên nhân chủ quan như quá bận tâm về của cải, hưởng thụ vật chất, và thỏa mãn lạc thú, khiến nhiều người thờ ơ lãnh đạm và trốn tránh tiếng gọi của Thiên Chúa. Trước tình trạng ấy, người tín hữu phải can đảm lên đường tìm kiếm Chúa với tất cả con người và cuộc sống của mình. Đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn người khác trong hành trình tìm kiếm.


Vatican chấp thuận mở án phong thánh cho Tôi tớ Chúa 13 tuổi người Philippines (12/4/2024)

Mùa Chay, hành trình tự do (21/2/2024)

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 58 – năm 2024 (30/1/2024)

Sứ điệp của ĐTC Phanxicô cho Ngày Thế giới Bệnh nhân lần thứ 32 (15/1/2024)

Năm mới theo ý nghĩa Thánh Kinh (5/1/2024)

Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024: Trí tuệ nhân tạo và hòa bình (16/12/2023)

Sứ điệp Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2023 – “Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng” (Rm 12, 12) (1/12/2023)

Các câu trả lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc gặp gỡ các em thiếu nhi (10/11/2023)

Đón nhận hay loại trừ? (31/10/2023)

Thư gửi dân Chúa của Đại hội Thường kỳ lần thứ XVI - Thượng Hội đồng Giám mục (27/10/2023)

Đức Giêsu là người thầy tuyệt vời (20/11/2012)

Cả gia đình cùng vượt qua những giai đoạn khó khăn (3/11/2012)

Năm đức tin: cùng chia sẻ và cùng sống đức tin (15/10/2012)

Năm Đức Tin - Sống tinh thần công đồng vaticanô II (15/10/2012)

Lữ hành đức tin (2/10/2012)

Người trẻ định hướng tương lai: “Tại sao không bắt đầu ngay từ bây giờ?” (18/9/2012)

Bộ Giáo lý Đức tin: Hướng dẫn mục vụ cho Năm Đức Tin (15/7/2012)

Người giáo dân Công Giáo dưới cái nhìn của một giáo dân Mỹ (6/7/2012)

Năm mới, mục tiêu mới, thành công mới! (4/7/2012)

Cha và con trai (17/6/2012)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn