Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
KHÁI NIỆM VỀ TÂM LÝ
TRỊ LIỆU TRONG HÔN NHÂN

Trước khi đi trình bày những phương pháp hữu hiệu được coi như những bí quyết nhằm bảo vệ hạnh phúc của hôn nhân, tác giả xin minh xác điều này: Từ ngữ bình thường hay bất bình thường, tâm lý trị liệu hay tâm bệnh được dùng trong sách này không nhất thiết chỉ về những hội chứng tâm bệnh, hoặc những chẩn đoán của tâm bệnh học. Nó chỉ được hiểu một cách tổng quát rằng, chúng ta là những con người, do đó, trong những suy tư và hành động đôi khi gặp những giao động và khủng hoảng.

Tuy nhiên, những giao động và bất ổn tâm lý cũng như thể lý đó thường tạo nên những tư tưởng, lời nói và hành động vượt quá sự kiểm chứng của lý trí và trí tuệ. Cũng có những trường hợp những tư tưởng, ngôn ngữ và hành động ta bị chi phối mạnh mẽ bởi những rung cảm của tâm hồn, hoặc cảm xúc do giác quan mà không được kiểm chứng hoặc kìm hãm. Và một khi những tư tưởng, ngôn ngữ và hành động này vượt ra ngoài vòng kiểm soát của lý trí, thường gây ra hậu quả là tạo nên những biến chứng bất thường trong cách cư xử, lời nói, hoặc hành động. Trong hôn nhân, chính những biến chứng đó là đầu giây mối nhợ gây nên những tranh cãi, khủng hoảng, nhiều khi đưa tới đổ vỡ hạnh phúc giữa hai vợ chồng.

Từ nhận thức trên, vì muốn giải quyết những vấn đề trực tiếp đi liền với cuộc sống thường ngày của đời sống hôn nhân, quan niệm cho rằng chúng ta trong nhiều trường hợp có những tư tưởng, ngôn ngữ, và hành động bất thường, là một quan niệm khách quan. Chỉ có những ai nghĩ và chấp nhận mình cần được sửa sai, lúc đó sự sửa sai mới cần thiết và hữu dụng. Trái lại, nếu cứ khăng khăng cho rằng mình đúng, không cần phải sửa sai, thì chính quan niệm đó đã là một triệu chứng tâm bệnh cần được trị liệu, trước khi sửa sai những lý do khác khiến có thể làm đổ vỡ hạnh phúc hôn nhân.

Theo quan niệm thông thường, người Việt Nam có thói quen giải quyết những rắc rối và khủng hoảng về hôn nhân dựa vào kinh nghiệm của những người lớn tuổi trong gia đình, hay dòng họ, hoặc dựa vào những lời khuyên can của các vị lãnh đạo tinh thần. Lối giải quyết này có thể chỉ giúp trấn át được những gì đang bùng nổ trong tâm tư của vợ chồng, hoặc làm êm dịu phần nào những khủng hoảng đang đe dọa hạnh phúc của hai người vì sợ lương tâm cắn rứt, sợ mất lòng cha mẹ, sợ mất thanh danh gia đình, sợ người trong giáo xứ, trong giáo hội và cộng đoàn đàm tiếu.

Nhiều người còn tin tưởng và trao phó tương lai đời mình theo những lời bói toán, tử vi, hoặc tướng số. Đặt tương lai và hạnh phúc của mình vào những đồng tiền sấp hay ngửa, những quẻ, hoặc những lá số tử vi xét về phương diện tâm lý và khoa học mang nhiều sắc thái mê tín và dị đoan. Vì khi bị chi phối bởi số mệnh là những gì thuộc về tương lai, con người ít ai dám liều lĩnh để đánh đổi với vận mệnh.

Phân tích những nguyên nhân đem lại hạnh phúc hôn nhân, ta ít thấy có trường hợp nào Thượng Đế bảo ai phải lấy người này, hoặc lấy người kia để được hạnh phúc. Ta cũng chưa thấy ai có đủ khả năng nhìn thấu tương lai để bảo đảm hạnh phúc hôn nhân cho người khác khi nói với họ phải kết hôn với người này hoặc không nên kết hôn với người kia. Tóm lại, hạnh phúc hôn nhân là kết quả của sự tự do lựa chọn, và khả năng chấp nhận của chính mỗi người. Thượng Đế luôn luôn có mặt trong cuộc đời hôn nhân của mọi người, nhưng không phải là để bảo họ phải lấy hoặc bỏ nhau, mà là để chúc phúc cho những nỗ lực và sự cố gắng của họ.

Chính vì thế, trong những trường hợp vợ chồng cãi lẫy, chửi bới, hoặc bất hòa với nhau, ít khi có chuyện một người đúng hoàn toàn và người kia sai hoàn toàn. Ít nhất cũng có người gây ra nguyên nhân, và có người làm bùng nổ cái nguyên nhân đó. Những ai đã có kinh nghiệm trong lãnh vực hôn nhân đều biết rằng, để giải quyết một vụ khủng hoảng hôn nhân nào đó, họ sẽ phải nghe đến nhàm tai về mọi tố cáo mà người vợ hoặc chồng muốn nói về nhau. Nhưng nếu khách quan với những lời phê phán này, thì phải đi đến kết luận rằng những ai mạnh miệng la lối, chửi bới và tố cáo nhiều nhất, lại là người thường gây ra những lủng củng trong cuộc sống hôn nhân của họ.

Trong đời sống hôn nhân, những điều sau đây thường được coi là những nguyên nhân có thể gây ra những đổ vỡ. Đó là tính tình bẳn gắt, thái độ cố chấp, giận hờn dai dẳng, ghen tương vô cớ, tránh né nhau, thiếu thành thật với nhau, từ chối nhau những ân ái vợ chồng, to tiếng và cãi vã liên tục. Trước khi bước vào đời sống hôn nhân, ta không hề thấy những thứ đó, và chỉ sau khi sống chung với nhau nó mới từ từ xuất hiện. Như vậy, phải có lý do. Và sự trị liệu và khải dẫn của ngành tâm lý chính là những toa thuốc cần thiết cho những trường hợp này.

Những trường hợp như vậy, cản trở lớn lao nhất không phải là phân tích được ai phải, ai trái, ai đúng nhiều, ai đúng ít, mà làm sao để những người đang hăng hái tố cáo chồng hoặc vợ họ kia nhận ra họ thực sự có lỗi, và họ cũng phải có trách nhiệm sửa đổi lại quan niệm và hành động của họ. Do đó, điều quan trọng vẫn là ở nơi mỗi người, và ở cả hai vợ chồng. Hạnh phúc hay không hạnh phúc, thoải mái hay không thoải mái, tất cả tùy thuộc ở hai người.

So sánh kết quả của khoa tâm lý trị liệu, người ta thấy rằng những ai luôn luôn chối bỏ sự thật và không nhận chân về những ưu và khuyết điểm của mình thường là những người sẽ không theo đuổi đến cùng trong khi họ cần được chữa trị. Hoặc những ai sự hiểu biết không đến đâu, nhưng lại luôn nuôi cao vọng chứng tỏ mình biết hết mọi sự, cũng là những người không đạt được thành quả tốt trong lãnh vực tâm lý trị liệu. Muốn khám phá được thực trạng uẩn khúc, và tâm tư của mỗi người trong những trường hợp như vậy đòi hỏi khả năng chuyên môn và những ứng dụng tâm lý chuyên nghiệp.

Nhờ những tiến bộ về khoa tâm lý trị liệu, và những khảo sát thực nghiệm của ngành tâm lý, nhiều người không còn nghi ngờ về khả năng chuẩn đoán và trị liệu của các nhà tâm lý học hoặc những chuyên gia về gia đình. Điều mà họ phân vân do dự, là làm thế nào tìm được một người vừa chuyên môn lại vừa có những quan điểm khách quan, đứng đắn, để đưa ra những phương pháp trị liệu và hướng dẫn cần thiết. Sự tin tưởng đó dựa vào những giá trị của chương trình học, thời gian huấn luyện của các nhà chuyên môn này.

Ngành trị liệu về tâm lý cũng như trị liệu về thể lý, có những bác sĩ chuyên khoa, và toàn khoa. Tuy nhiên, giữa những y sĩ đó, vẫn có người mà ta nghĩ rằng thích hợp với ta, và có khả năng hơn về lãnh vực trị liệu cho ta. Sự chọn lựa một nhà tâm lý hay cố vấn gia đình cũng tương tự như thế.

Quan niệm về tâm lý trị liệu và khải dẫn hôn nhân ngày nay trong các quốc gia tân tiến, nhất là Hoa Kỳ là một ngành trong khoa học thực nghiệm và ứng dụng. Các cuộc khảo sát về kết quả những trị liệu và khải dẫn này đã cho thấy nó thực sự đóng góp rất nhiều vào hạnh phúc và sức khỏe tâm lý của con người và đời sống hôn nhân gia đình. Những người tới các văn phòng tâm lý không chỉ giới hạn nơi một thành phần nào, hoặc tuổi tác nào. Những người tới tìm sự cố vấn và giải quyết các vấn đền cá nhân, hôn nhân, hoặc gia đình thuộc mọi thành phần từ bình dân đến trí thức, từ nhỏ tuổi tới lớn tuổi. Một điều có lẽ hơi làm ngạc nhiên đối với độc giả Việt Nam, là ở Hoa Kỳ đa số những người tới các văn phòng tâm lý không phải là những người nghèo, bình dân hay kém học thức, mà là những người giầu, có địa vị, và học thức.

Tóm lại, ai cũng có những lúc tâm hồn bấn loạn, và cũng có những lúc cuộc sống gặp căng thẳng và khó chịu. Nhưng trong đời sống cá nhân và hôn nhân, chính những bấn loạn, những căng thẳng, và khó chịu kia lại là những lý do gây ra sự đổ vỡ, hoặc đưa đến tình trạng bất hạnh của hôn nhân. Do đó, sự trị liệu là một việc làm cần thiết, hiển nhiên, và khôn ngoan.

Trần Mỹ Duyệt


3 cách giải thích vì sao ta tin Chúa (12/4/2024)

Sáu cách khuyến khích trẻ lắng nghe tích cực (21/2/2024)

Tại sao hôn nhân thời nay dễ đỗ vỡ? (30/1/2024)

ĐTC Phanxicô đề nghị chúng ta hãy tập tha thứ (15/1/2024)

3 đoạn Kinh Thánh đem lại bình an cho cha mẹ (9/12/2023)

Tin tưởng người bạn đời là gì? (10/11/2023)

Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực (14/10/2023)

Gia Đình & Giáo Dục (15/9/2023)

Tương quan với các thành viên trong gia đình: Sự tha thứ và ân sủng của Chúa (19/8/2023)

Nhìn lại mình (3/8/2023)

Bức hoạ hôn nhân tình yêu và hạnh phúc (31/3/2019)

Học lại yêu thương (16/3/2019)

Đức Thánh Cha Phanxicô: chuẩn bị hôn nhân kitô giáo không thể chỉ là một ít buổi gặp mặt (2/3/2019)

Từ một chiếc xương sườn (15/2/2019)

Làm sao biến gia đình thành “giáo hội tại gia” khi hằng ngày bạn đi khắp nơi (3/1/2019)

Cha mẹ là mục tử của con cái (15/12/2018)

Gợi ý mục vụ năm 2019 - Bài 1: Chúa Giêsu dạy chúng ta đồng hành (7/12/2018)

Giải Thích Ý Nghĩa Logo Năm Mục Vụ Gia Đình 2019: Đồng Hành Với Những Gia Đình Gặp Khó khăn (29/11/2018)

“Anh hứa giữ lòng chung thủy với em suốt cuộc đời” (9/11/2018)

Một số định kiến sai lầm trong hôn nhân (30/10/2018)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn