Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN – NĂM A

MƯỜI NÀNG TRINH NỮ
 
Chúng ta đang ở trong những tuần lễ cuối của năm Phụng vụ, sự cùng tận của năm tháng gợi ta nhớ đến việc Chúa quang lâm trong ngày cánh chung;, vì thế, ta hiểu tại sao, trong ngày CN XXXII hôm nay, Giáo hội cho ta nghe đọc bài Tin Mừng nói đến dụ ngôn 10 trinh nữ để mời gọi ta hãy tỉnh thức đón chờ Chúa đến.

Thoạt nghe bài dụ ngôn, ta thấy có nhiểu điểm khác biệt với tiệc cưới bên Việt Nam ta. Tại sao chàng rể đến vào ban đêm? Khi rước dâu tại sao không ấn định chính xác giờ giấc, thời ấy đâu có chuyện kẹt xe như bây giờ? Cuối cùng, tại sao chàng rể lại đóng cửa, không cho năm cô khờ dại vào, dù các cô đã hấp tấp đi mua dầu?

Trước hết, dụ ngôn 10 trinh nữ đây rất hợp phù hợp với phong tục rước dâu mà cho tới nay, dân Ả rập vùng Trung Đông vẫn còn thực hành. Rước dâu ăn tiệc ban đêm, vì ban ngày nóng nực, ban đêm mát mẻ hơn. Vì đi đêm, không có điện nên phải đốt đèn. Khi chàng rể đến với phái đoàn họ nhà trai cầm đèn sáng soi đường để rước dâu, thì đáp lại, cô dâu với những cô phù dâu cũng cầm đèn thắp sáng, nhập vào cuộc rước đi về nhà chồng.

Đèn ở đây chẳng phải là đèn pin, vì làm gì đã có pin, cũng chẳng phải đèn lồng theo kiểu đèn Trung quốc, nhưng là cây đuốc. Đuốc là cây gậy ở đầu có cuộn giẻ, giẻ này được tẩm dầu ôliu trước khi châm lửa. Vì phải đi rước, cho nên phải tẩm dầu ôliu liên tục cho đuốc đừng tắt; do đó, nhận nhiệm vụ phù dâu mà không mang theo bình dầu là điều không thể hiểu, không thể tha thứ được.

Tại sao chàng rể đến trễ? Bởi vì đàng trai và đàng gái chưa thỏa thuận được với nhau về sính lễ mà nhà trai phải tặng nhà gái trước khi đưa dâu về nhà chồng. Đây chính là tục lệ thách cưới giống như ở Việt Nam ta. Đàng gái thì cho rằng cô dâu là người tài sắc vẹn toàn nên giá thách cưới phải thật cao, càng cao càng có giá: “Cưới em trăm tấm gấm đào, một trăm hòn ngọc, hai mươi tám ông sao trên trời”. Đàng trai không đồng ý, chỉ “Giúp em một thúng xôi tằm, một con lợn béo, một vò rượu tăm” thôi. Nhà gái trề môi, chê ít ! Nhà trai bèn tăng thêm: “Giúp em, quan tám tiền cheo, quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau”. Cứ thế, hai bên kỳ kèo thêm bớt, khiến cuộc mặc cả kéo dài lê thê, khi đôi bên đạt được thỏa thuận thì đã tới nửa đêm, vì chờ lâu, mệt mỏi, nên cả 10 cô phù dâu đều “thiếp đi rồi ngủ cả”, đến nỗi chàng rể đến đầu ngõ, nghe tiếng kêu, các cô mới choàng tỉnh dậy, và lúc này điều bi đát mới xảy ra _ Đèn đuốc đều tắt ngúm, thế nhưng năm cô khôn ngoan mang bình dầu theo vẫn có thể tẩm dầu vào đuốc, đoạn thắp đèn lên. Còn năm cô khờ dại không mang dầu theo thì hụt hẫng, các cô cuống quít chạy đi mua dầu, các cô bị loại khỏi cuộc rước, cũng có nghĩa là bị loại khỏi nhà chú rể. Vì khi về đến nhà trai, chú rể đóng cửa lại rồi, thì ngoại bất nhập, nội bất xuất.

Khi từ chối không cho những cô khờ dại mượn dầu, hỏi rằng những cô khôn ngoan có vô tình, ích kỷ thiếu bác ái không? _ Không, vì khi chàng rể đến, tức đến giờ phán xét, mỗi người phải tự chịu trách nhiệm về mình, chẳng ai giúp được ai. Lúc này không còn thời gian để bù trừ những thiếu sót chểnh mảng. Ván đã rút, tàu đã chạy, không thể lên được nữa; cửa đã đóng, không thể vào được nữa, vậy hãy luôn tỉnh thức đón chờ Chúa đến.

*       Cuộc sống con người không kéo dài vô tận, sớm muộn gì cuộc sống trần gian cũng bị cắt đứt bởi cái chết, thế mà ta lại không biết mình sẽ nhắm mắt lìa đời lúc nào, ở đâu và bằng cách nào. Vì thế cho nên, để khỏi bị hụt hẫng như năm trinh nữ dại khờ bị loại khỏi bàn tiệc Nước Trời, ngọn đèn đức tin của ta phải luôn luôn được thắp sáng. Đèn cháy sáng nhờ những giọt dầu được đổ vào liên tục.

Những giọt dầu của đời tôi là gì? _ Đó là công việc bổn phận hằng ngày được ta cố gắng chu toàn. Đó là lòng chung thủy, sự hy sinh, quảng đại, tha thứ … Đây là những giọt dầu của tình yêu mến, chúng giữ cho đời sống đạo của ta luôn cháy sáng. Những giọt dầu ấy còn là lời cầu nguyện, là việc chuyên cần lãnh nhận các bí tích, chúng làm cho ngọn đèn đức tin của ta không bị lụn tắt trước những cơn lốc của cuộc đời. Những giọt dầu ấy là thái độ lắng nghe và sống Lời Chúa, nhờ đó, tâm hồn ta luôn rộng mở để sẵn sàng đón Chúa, như chàng rể đến vào lúc đêm khuya.

Xin Chúa khơi dậy trong ta ngọn đèn tin cậy mến, và giúp ta làm cho ngọn đèn ấy luôn cháy sáng, ngõ hầu khi chàng rể là Đức Kitô đến, chúng ta sẵn sàng ra đón Chúa, và vui mừng đồng bàn với Chúa trong tiệc cưới trên thiên quốc.

Antôn Trần Thanh Long, OP. 


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Kính nhớ và cầu nguyện cho các Giám mục Việt Nam đã qua đời (3/11/2017)

Không có các Kitô hữu (1/11/2017)

Chúa Kitô chịu đóng đinh là tâm điểm của cuộc đời tôi (30/10/2017)

Cần tỉnh thức và xét mình để tránh sa vào cạm bẫy thế gian (18/10/2017)

Người tôi tớ đích thực phục vụ thế nào? (4/10/2017)

Ơn an ủi không phải là sự vui nhộn nhưng là bình an của Chúa (29/9/2017)

7 đặc điểm của Thiên Chúa khi tha thứ (16/9/2017)

Các «lời khuyên nho nhỏ» của Mẹ Têrêxa để có một hôn nhân hạnh phúc (4/9/2017)

Ma quỷ thừa nhận với người trừ quỷ: “Tôi sợ Đức Bà” (14/8/2017)

Canh tân các Cộng đoàn nhỏ và gia đình (3/8/2017)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn