Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
Trong những giờ phút tối tăm này, chúng ta cần đi theo ánh sáng

Bắt chước các nhà đạo sĩ chúng ta có thể tìm thấy con đường xuyên qua áp lực của thời buổi hiện tại

 
Một cảm giác bị bóng tối đè nén bao phủ lên chúng ta nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Bạn có cảm thấy điều đó không? Có điều gì đó dường như là sai trong thế giới này. Dĩ nhiên có nhiều điều không đúng. Xét cho cùng, trần gian này là một con thuyền chứ không phải là nhà của chúng ta, và tất cả những con thuyền thế nào rồi cũng sẽ bị vùi dập nghiêng ngả vì bão biển.

Thật khó để xác định chính xác khi nào, cách nào và ở đâu mọi vật sẽ khớp vào trật tự của nó. Mỗi khi chúng ta thấy một điều gì đó sai lệch, chúng ta tìm kiếm điều khác, rồi điều khác nữa cho tới khi cuối cùng phải công nhận rằng trên thế gian này không có điều gì là luôn luôn đúng cả.

Chúng ta chỉ sống và trải nghiệm bằng thời khắc của chính mình, tuy nhiên, những thời khắc này đầy những thử thách. Áp lực và lo lắng luôn luôn hiện hữu, đặc biệt là với những người trẻ. Xã hội chuyển biến liên tục, và công nghệ thông tin mang đến những biến chuyển đó cùng vô số những tranh luận căng thẳng như mèo vồ chim hàng ngàn lần mỗi ngày trước mắt chúng ta. Mỗi chủ đề đều được xem xét, phân tích và đấu tranh sống còn, trong khi những cá thể bị đẩy xa nhau ra thì người ta quan tâm đến việc gắn kết nhóm nơi mà tập thể được khẳng định và lý tưởng nung đốt mọi người thành một khối vững chắc.

Thật khó để quan sát xem chính trị có thay thế chỗ của xã hội sau-Kitô giáo này không, nhưng việc nhận ra ý nghĩa của nó rất quan trọng. Bằng việc từ chối Sự Thật siêu việt - không chỉ là sự ưu tuyển của hiểu biết này trên những điều khác, nhưng thừa nhận một việc như Sự Thật hiện hữu – chúng ta đã mất ngôn ngữ chung để giao tiếp với con người bên ngoài đội nhóm của mình.

Chắc chắn có xáo trộn khi những căng thẳng này khuấy động thế giới, nhưng khi chúng ta chia nhỏ cộng đồng tín hữu, nỗi đau sẽ lặn sâu hơn. Lần đầu khi tôi rời bỏ công nghệ để viết về tôn giáo một thập kỷ trước đây, không gian của Công giáo trên mạng lưới xã hội như một mảnh đất màu mỡ, nơi đó tôi có thể học và thảo luận để phát triển đức tin của mình. Ngày nay nó chỉ như là một tấm gương phản chiếu xã hội, chia rẻ vì bất đồng và thống trị, vì các bè phái ồn ào tin rằng mình phải chiến đấu trên các mặt trận tương lai của Giáo Hội. Tất cả đều dễ dàng theo nhau chỉ trích cái xấu của người khác cho đến khi có người bị tổn thương, và tôi cũng làm điều tội lỗi đó như bao người khác.

Giáo hội không cần chúng ta làm điều đó. Những thế hệ tương lai sẽ không biên soạn một bài giáo lý Twitter dí dỏm hay sưu tầm những bài viết trong trang Theologica. Những gì chúng ta viết về đức tin hay những khóa học của Giáo hội sẽ không thay đổi đức tin tí nào: nó chỉ có thể thay đổi chính chúng ta và những người tiếp xúc với những lời đó. Điều mà một tín hữu có thể làm là khích lệ người khác, dạy dỗ và rao giảng về Đức Kitô trong khôn ngoan, khiêm tốn và bác ái.

Có nhiều cách để giúp chúng ta vượt qua những thử thách này, Chúa Giêsu là phương cách trước nhất và hay nhất. Chúng ta được mời gọi có một đức tin khiêm tốn, mạnh mẽ và vâng phục như Đức Mẹ; công chính như Thánh Giuse; nhiệt tâm vì sứ vụ như Thánh Phaolô; mạnh mẽ như Thánh Phêrô; gần gũi Chúa như Thánh Gioan.

Trong mùa Vọng – và trong thời điểm đen tối này – có lẽ chúng ta cần theo bước Ba Vua, kiên nhẫn đi theo ánh sáng giữa tối tăm, cho dù mất hút điềm tiên báo gần đó: sự xuất hiện Vị Thiên Chúa làm người trong trần gian. Dường như lúc đó khoảng cách và sự khác biệt, cả hai đều vô tận trong bầu trời đêm và chuyến hành trình khó khăn náo nức từ một vùng đất khô cằn. Nhưng những vị đạo sĩ này đã có thể nhìn ra ngôi sao như một dấu chỉ của tia sáng trong Sự Sáng xua tan bóng tối trần gian, và họ không chọn lựa điều khác mà làm một cuộc hành trình lên đường mang lễ vật đến để tôn vinh Thiên Chúa là Vua.

Đó là cách mà chúng ta phải thể hiện bây giờ. Ánh sáng dường như quá xa chúng ta trong Thời Đại Lo Âu này. Nhưng giống như Ba Vua, chúng ta không cô đơn trên cuộc hành trình. Truyền thống đã mô tả những nhà bác học của những nền văn hóa khác nhau kia, đi cùng nhau một cách hài hòa để cùng thực hiện mục đích giống nhau. Mắt họ tập trung vào một điểm, nhưng điểm ấy không phải là mục tiêu. Tuy nhiên, ánh sáng kỳ diệu trên bầu trời chỉ là dấu hiệu Sự Sáng của trần gian: Sự Sáng chiếu soi đêm tối, không gì, không thể và sẽ không chiến thắng được Sự Sáng này. Tất cả mọi sự tối tăm chung quanh ta không thể dập tắp được Sự Sáng ấy, và cho dầu ta có bị lạc mất trong đêm tối của chính mình, chúng ta sẽ luôn tìm thấy đường quay về với trung tâm, nơi mà ta có thể nhìn thấy gương mặt của Đức Kitô. Trên con đường đó, chúng ta sẽ đi ngang qua những bạn đường khác, và cho dầu chúng ta tội lỗi hay bất đồng ý kiến với nhau, chúng ta vẫn sẽ cùng nhau tiến bước trong bình an.

(In these dark times, we need to follow the light/
Thomas L. McDonald / Aleteia)
 
Cành Dương chuyển ngữ


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Ba loại ngăn trở trong tâm hồn (8/12/2016)

Chúa Nhật I Mùa Vọng - Năm A - Hãy sẵn sàng (26/11/2016)

Chúa Nhật XXXIV Thường Niên - Năm C - Lễ Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ (18/11/2016)

Chúa Nhật XXXII Thường Niên - Năm C - Đời Này, Đời Sau (3/11/2016)

Chúa Nhật Xxxi Thường Niên - Năm C - Con Người Đến Để Tìm Và Cứu (30/10/2016)

Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh gia nhập Đạo Công Giáo (26/10/2016)

Chúa Nhật Truyền Giáo - Năm C - Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ. (21/10/2016)

ĐGH nói với giới trẻ về cách đọc Kinh Thánh (15/10/2016)

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên - Năm C - Chín Người Kia Đâu (7/10/2016)

Chúa Nhật XXVII Thường Niên Năm C - Làm Ðiều Phải Làm (30/9/2016)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn