Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
Bài giảng của ĐTC Phanxicô trong Lễ Vọng Phục Sinh 26/03/2016
 


“Phêrô chạy ra mộ” (Lc 24, 12). Những ý nghĩ nào có thể khuấy động tâm trí của Phêrô khi ông chạy ra mộ? Tin Mừng cho chúng ta biết rằng Nhóm Mười Một, gồm cả Phêrô, đã không tin lời chứng của các phụ nữ khi họ báo tin Chúa sống lại. Hơn nữa, “các ông còn cho là chuyện vớ vẩn” (c. 11). Vì vậy, ông Phêrô nghi ngờ, và có nhiều ý nghĩ tiêu cực: ông buồn vì người Thầy yêu quý đã chết, ông thất vọng vì đã phản bội Thầy ba lần trong cuộc Thương khó.
 
Nhưng có một chi tiết đánh dấu một bước ngoặt: Phêrô, sau khi nghe các bà nói và không tin lời các bà, nhưng đã “đứng dậy” (câu 12). Ông không ngồi đó suy nghĩ, ông không giam mình trong nhà như những người khác. Ông không để cho những nghi ngờ hay bầu không khí ảm đạm của những ngày đó tác động, ông cũng không để cho mình bị xâm chiếm bởi nỗi hối hận, sợ hãi hoặc những câu chuyện tán gẫu vốn chẳng dẫn đến đâu. Ông tìm Chúa Giêsu, chứ không tìm mình. Ông đã chọn con đường gặp gỡ, con đường tin tưởng và thế là ông đứng dậy và chạy ra mộ, rồi từ ngôi mộ trở về, “đầy ngạc nhiên” (c. 12). Đó là khởi đầu của “sự sống lại của Phêrô”, sự sống lại của con tim ông. Không chịu khuất phục trước buồn đau và bóng tối, ông đã để cho hy vọng lên tiếng: ông đã để cho ánh sáng của Thiên Chúa chiếu rọi vào trong cõi lòng mình, chứ không dập tắt ánh sáng ấy.

Những người phụ nữ cũng vậy, họ ra đi từ sáng sớm để làm một công việc của lòng thương xót, mang theo dầu thơm ra mộ, họ cũng sống cùng một kinh nghiệm ấy. Họ đã “sợ hãi, cúi gằm mặt xuống đất”, nhưng họ bối rối khi nghe thiên thần nói: “Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết?” (c. 5).

Chúng ta cũng vậy, cũng như Phêrô và các phụ nữ, chúng ta không thể có được sự sống khi cứ mãi buồn phiền, thất vọng, và trở thành tù nhân của chính mình. Nhưng chúng ta hãy mở toang những nấm mộ đóng kín của chúng ta ra cho Chúa – mỗi người chúng ta đều biết những nấm mộ ấy là gì–, để cho Chúa Giêsu bước vào và ban cho chúng ta sự sống; hãy dâng cho Người những viên đá hận thù và quá khứ của chúng ta, những tảng đá nặng nề của những yếu đuối và vấp ngã. Người muốn đến và đưa tay cho chúng ta để kéo chúng ta ra khỏi mối lo lắng. Nhưng tảng đá đầu tiên phải lăn ra trong đêm nay là sự thiếu niềm hy vọng vốn nhốt kín chúng ta vào chính mình. Xin Chúa giải thoát chúng ta khỏi cái bẫy khủng khiếp của những Kitô hữu không có niềm hy vọng, sống như thể Chúa đã không sống lại, như thể các vấn đề của chúng ta là trung tâm của đời sống.

Chúng ta đang gặp và sẽ còn gặp những vấn đề xung quanh chúng ta và ở trong chúng ta. Sẽ luôn có những vấn đề. Nhưng đêm nay, chúng ta phải soi sáng những vấn đề ấy bằng ánh sáng của Đấng Phục Sinh, theo một nghĩa nào đó, chúng ta “Phúc âm hóa” những vấn đề ấy. Chúng ta không được để cho bóng tối và sợ hãi chi phối và điều khiển chúng ta; nhưng hãy nghe lời thiên thần nói: Chúa “không còn ở đây nữa, nhưng đã sống lại rồi” (c. 6), đó là niềm vui lớn lao của chúng ta, luôn ở với chúng ta và không bao giờ làm chúng ta thất vọng.

Đó là nền tảng của niềm hy vọng, vốn không chỉ đơn thuần là sự lạc quan, cũng không phải là một thái độ tâm lý hoặc một mong muốn sống can đảm. Niềm hy vọng Kitô giáo là một ơn ban của Chúa, nếu chúng ta ra khỏi chính mình và mở lòng mình ra cho Ngài. Niềm hy vọng này không làm chúng ta thất vọng bởi vì chính Chúa Thánh Thần đã được tuôn đổ vào lòng chúng ta (Rm 5,5). Đấng An Ủi không làm cho mọi sự thành đẹp đẽ, cũng không loại bỏ điều ác bằng cách vung cây đũa thần, nhưng Ngài rót vào lòng chúng ta sức mạnh thực sự của sự sống, không phải là không còn vấn đề nhưng là niềm xác tín luôn được Chúa Kitô yêu thương và tha thứ. Chúa Kitô, Đấng đã vì chúng ta mà chiến thắng tội lỗi, chiến thắng sự chết, chiến thắng nỗi sợ hãi. Hôm nay là ngày lễ của niềm hy vọng của chúng ta, chúng ta cử hành niềm xác tín này: không có ai và không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Ngài (x. Rm 8, 39).

Chúa là Đấng hằng sống và Người muốn chúng ta tìm kiếm Người nơi những kẻ đang sống. Sau khi gặp Chúa, mỗi người sẽ được Chúa sai đi loan báo sứ điệp Phục sinh, khơi lên và phục hồi niềm hy vọng nơi những trái tim trĩu nặng u buồn, nơi những ai đang nhọc nhằn tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống. Ngày nay điều đó thật cần thiết. Nhưng chúng ta không loan báo chính mình. Mà, như những người tôi tớ hân hoan vì hy vọng, chúng ta phải loan báo Đấng Phục Sinh bằng cuộc sống và tình yêu của chúng ta; nếu không chúng ta sẽ chỉ là một tổ chức quốc tế có đông đảo thành viên và kỷ luật tốt, nhưng chẳng thể đem lại hy vọng cho một thế giới đang khao khát.

Làm sao nuôi dưỡng được niềm hy vọng của chúng ta? Phụng vụ đêm nay cho chúng ta một chỉ dẫn. Phụng vụ dạy chúng ta hãy nhớ lại những công trình của Chúa. Thật vậy, các bài đọc đã thuật lại cho chúng ta lòng trung tín của Ngài, lịch sử tình yêu của Ngài dành cho cho chúng ta. Lời sống động của Thiên Chúa có thể đưa chúng ta vào câu chuyện tình yêu này, khi nuôi dưỡng niềm hy vọng và làm bừng lên niềm vui. Bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe cũng nhắc nhở chúng ta điều ấy: các thiên thần đã nhen lên niềm hy vọng cho những người phụ nữ, khi bảo họ: “Hãy nhớ lại những gì Người đã nói với các bà” (câu 6). Nhớ lại lời của Chúa Giêsu, nhớ lại tất cả những gì Người đã làm trong cuộc đời chúng ta. Chúng ta đừng quên lời Người đã nói và việc Người đã làm, nếu không chúng ta sẽ đánh mất hy vọng và trở nên những Kitô hữu sống không có hy vọng; trái lại, chúng ta hãy nhớ đến Chúa, nhớ lại lòng nhân hậu của Ngài và lời sự sống của Ngài đã chạm vào chúng ta; hãy nhớ lại những điều ấy và biến chúng thành của chúng ta, để trở nên những người lính canh rạng đông biết khám phá những dấu chỉ của Đấng Phục Sinh.

Anh chị em thân mến, Chúa Kitô đã sống lại! Chúng ta hãy mở lòng ra để đón nhận ơn ban hy vọng của Người. Chúng ta hãy mở ra cho niềm hy vọng và hãy lên đường. Ước gì việc nhớ lại những gì Người đã làm và đã nói trở nên ánh sáng rực rỡ hướng dẫn chúng ta bước đi trong tin tưởng, đến tham dự lễ Vượt Qua vĩnh cửu.

Minh Đức chuyển ngữ
(WHĐ) 


Vatican chấp thuận mở án phong thánh cho Tôi tớ Chúa 13 tuổi người Philippines (12/4/2024)

Mùa Chay, hành trình tự do (21/2/2024)

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 58 – năm 2024 (30/1/2024)

Sứ điệp của ĐTC Phanxicô cho Ngày Thế giới Bệnh nhân lần thứ 32 (15/1/2024)

Năm mới theo ý nghĩa Thánh Kinh (5/1/2024)

Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024: Trí tuệ nhân tạo và hòa bình (16/12/2023)

Sứ điệp Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2023 – “Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng” (Rm 12, 12) (1/12/2023)

Các câu trả lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc gặp gỡ các em thiếu nhi (10/11/2023)

Đón nhận hay loại trừ? (31/10/2023)

Thư gửi dân Chúa của Đại hội Thường kỳ lần thứ XVI - Thượng Hội đồng Giám mục (27/10/2023)

5 lời khuyên để có một mùa chay đầy lòng xót thương theo Đức Thánh Cha Phanxicô (18/3/2016)

Yêu người ta không thích: Một điều khó trong mùa Chay và Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót (5/3/2016)

Ngài không biết con sao? (26/2/2016)

6 thông điệp mạnh mẽ nhất của ĐTC Phanxicô tại Mexicô (21/2/2016)

Sứ điệp mùa Chay 2016 của ĐTC Phanxicô (15/2/2016)

Xin tạo cho con quả tim trong sạch: Tai họa của nghiện phim đen (27/1/2016)

10 tư tưởng hay của Mẹ Têrêsa (18/1/2016)

Quy Định Của Tổng Giáo Phận Tp.HCM Về Cử Hành Nghi Thức Hôn Phối Cho Một Đôi Hôn Nhân Khác Đạo (12/1/2016)

Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô nhân Ngày Quốc Tế Hòa Bình 01.01.2016 (31/12/2015)

ĐGH Phanxicô trình bày "12 danh mục của các đức tính cần thiết" (24/12/2015)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn