Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 
LỄ CHÚA GIÁNG SINH

Lễ đêm
 

“Phần ngươi, hỡi Bêlem Épratha, ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giuđa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mạng thống lãnh Ít-ra-en. Nguồn gốc của Người có từ thời trước, từ thuở xa xưa.” (Mk. 5,1) 

Thành phố Bêlem

Thành phố Bêlem đóng một vai trò tên tuổi trong Cựu Ước. Rachel vợ của Giacob, được biết đã chết trên đường đến Bêlem. Thành phố đã xảy ra câu chuyện tình yêu của ông Boaz và bà Ruth, cháu của vua Đa-vít.

Nhưng ngày nay, với người Kitô giáo, Bêlem được biết đến là nơi Chúa Giêsu sinh ra. Ở khoảng 5 dặm về phía Nam Giêrusalem, Bêlem đã một thời là nơi cư trú của Maria và Giuse (xuất thân từ nhà Đa-vít).

Tiếng Do Thái, Bethlehem có nghĩa là “ngôi nhà lúa gạo” (ở đó có nhiều cánh đồng), các sử gia cho rằng nó bắt nguồn từ Lahama, thần sinh sản của Canaan. Bêlem cũng được gọi là Épratha (có nghĩa là phong phú, phì nhiêu).

Vào năm 326, hoàng đế Roma Constantin ra lệnh xây dựng một nhà thờ tại nơi mà Chúa Giêsu đã sinh ra. Gần 200 năm sau, ngôi giáo đường và những bức tường thành ở đó đã bị phá hủy bởi những người Samari nổi loạn.

Nhà thờ Chúa Giáng Sinh đã được xây dựng lại, và đã thành bình địa khi người Ba Tư xâm chiếm vào năm 614 - người ta cho rằng, nguyên nhân là do những tác phẩm nghệ thuật ở đó vẽ Ba Vua mặc quần áo… người Ba Tư.

Ngày nay, Bêlem thuộc Bờ Tây và đặt dưới quyền cai trị của người Palestine.

Lạy Đấng Emmanuel, là Vua và là người ban hành luật lệ, Vua của các Vua, xin hãy đến giải thoát chúng con.

Ngôi sao Bêlem

Vào năm 1911, một học giả Thánh Kinh dòng Đa Minh là Linh mục Marie Joseph Lagrange đang sống ở Giêrusalem khi sao chổi xuất hiện trên bầu trời.

Sao chổi được thấy rất rõ ở hướng Đông, nhưng khi di chuyển ngay bên trên đỉnh đầu thì nó mờ dần. Vài ngày sau, ánh sáng sao chổi lại xuất hiện ở phía Tây. Ngài nghĩ, có lẽ đó là ngôi sao Giáng Sinh được các mục đồng nhìn thấy ở Bêlem.
 

***

Albert Lagrange sinh ngày 07.3.1855, ở Pháp, vào dòng Đa Minh và theo học luật, sau đó ông phục vụ trong quân ngũ. Ngài nhận thừa tác vụ Linh mục ngày 22.12.1883, và lấy tên thánh là Marie Joseph. Sau khi chịu chức, ngài dạy Lịch sử Giáo hội và Kinh Thánh.

Vào năm 1889, Cha Lagrange được gửi đến Giêrusalem. Và đã thành lập một trường nghiên cứu Kinh Thánh tại một nơi trước đây là một lò mổ của người Thổ Nhỉ Kỳ, được cho là nơi Thánh Stephanô bị giết.

Ngài là một trong những học giả Công giáo đầu tiên khích lệ việc nghiên cứu phê bình Thánh Kinh. Năm 1902, Đức Giáo Hoàng lấy tên ngài đặt cho một Ủy Ban giáo Hoàng về Kinh Thánh mới thành lập để hướng dẫn sự phát triển việc nghiên cứu Kinh Thánh Công giáo.

Công trình chú giải của ngài thật công phu, xứng đáng được giới học giả trí thức công giáo trích dẫn. Tuy nhiên, trong lãnh vực Kinh Thánh đa dạng, mênh mông và đầy phức tạp, cũng không thiếu những chống đối và những thử thách. Dầu vậy, với lòng trung thành và tận tụy, cha Lagrange vẫn can đảm theo đuổi đến cùng, công cuộc nghiên cứu Kinh thánh và sứ mạng phục vụ Giáo hội.
Năm 1935, vì lý do sức khỏe ngài rời Giêrusalem để trở về Pháp, và sống trong tu viện Saint-Maximin. Ba năm sau, ngày 10.3.1938, ngài được Chúa gọi về trong thanh thản và bình an. Năm 1967, di hài của ngài được đưa về Giêrusalem và đặt trong đại thánh đường Saint-Etienne.

Gần 25 năm sau, những hoạt động của ngài đưa đến “Hiến chế Tín lý về Mạc khải của Thiên Chúa” được Công đồng Vatican II ban hành.
***

“Thời ấy, hoàng đế Au-gút-tô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ.  Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Qui-ri-ni-ô làm tổng trấn xứ Xy-ri.  Ai nấy đều phải về nguyên quán mà khai tên tuổi.  Bởi thế, ông Giu-se từ thành Na-da-rét, miền Ga-li-lê lên thành vua Đa-vít tức là Bê-lem, miền Giu-đê, vì ông thuộc gia đình dòng tộc vua Đa-vít.  Ông lên đó khai tên cùng với người đã thành hôn với ông là bà Ma-ri-a, lúc ấy đang có thai.  Khi hai người đang ở đó, thì bà Ma-ri-a đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ.

Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng. Nhưng sứ thần bảo họ: "Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người : anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ." Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng :

"Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
bình an dưới thế cho loài người Chúa thương."
(Lc 2,1-14)
 

Bạn có nhớ những gì thường làm khi bế một em bé?

Mọi người thường như thế này:

Cặp mắt
: Nhìn chăm chăm vào mặt bé, không nói nên lời trước sự tuyệt vời, lạ lùng, đáng yêu… xâm chiếm cõi lòng.

Đôi môi
: Được sử dụng nhiều khi bồng ẵm con nít. Mím môi, bập môi thành những tiếng không ý nghĩa, và hôn lên đôi má bầu bĩnh của bé.

Đôi tay
: Nếu đôi tay bạn chưa từng ôm vật gì quý giá, thì bạn sẽ có kinh nghiệm khi bồng ru một sinh linh bé nhỏ. Thật khó để diễn tả cảm giác này, nhưng ai cũng có thể nhận ra nó. Bạn sẽ nhẹ nhàng đu đưa từ bên này sang bên kia, lặp đi lặp lại hoài một động tác, cả thân người nghiêng ra trước rồi ra sau.

Toàn thân
: Bạn có nhận ra rằng mình sẽ không thể đứng yên nếu ẵm một em bé trong vòng tay.

Trong cuộc đời, có lần nào đó, bạn đã dừng lại để nhớ rằng, mình đã từng được bồng ẵm như vậy? Một ai đó đã ôm ấp bạn trong vòng tay như bồng ẵm trẻ thơ?

Có bao giờ bạn nhận ra rằng, chính Thiên Chúa đã hành xử với bạn như thế? Không chỉ khi ta còn là một đứa bé, mà ngay giờ đây. Ngay cả khi ta gặp những buồn phiền, đau khổ, mà chạy đến với Ngài.

Đứa trẻ này là ai?
Là chính tôi. Trong vòng tay Thiên Chúa.

Dành vài phút thinh lặng với Chúa.

Jos. Nguyễn Hùng Cường


Chúa Nhật III Mùa Chay - Năm B (28/2/2024)

Chúa Nhật II Mùa Chay - Năm B (21/2/2024)

Chúa Nhật I Mùa Chay - Năm B (15/2/2024)

Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm B (1/12/2023)

Tây Bắc - Trời Xanh, Mây Trắng, Nắng Vàng… (27/11/2023)

Lời nguyện truyền giáo (19/10/2023)

Thư mục vụ gửi cộng đồng Dân Chúa về Giáo hội tham gia (23/9/2023)

Danh sách Các Thánh Tử Đạo Việt Nam xếp theo ngày lễ (7/7/2023)

Viết về người cha nhân ngày hiền phụ (18/6/2023)

Cảm nghiệm về một Mùa Chay – Mùa Phục Sinh (9/4/2023)

Ngày 24/12/2015 – Thứ năm sau Chúa Nhật IV Mùa Vọng (23/12/2015)

Ngày 23/12/2015 – Thứ tư sau Chúa Nhật IV Mùa Vọng (22/12/2015)

Ngày 22/12/2015 – Thứ ba sau Chúa Nhật IV Mùa Vọng (20/12/2015)

Ngày 21/12/2015 – Thứ hai sau Chúa Nhật IV Mùa Vọng (20/12/2015)

Ngày 20/12/2015 – Chúa Nhật IV Mùa Vọng (13/12/2015)

Ngày 19/12/2015 – Thứ bảy sau Chúa Nhật III Mùa Vọng (13/12/2015)

Ngày 18/12/2015 – Thứ sáu sau Chúa Nhật III Mùa Vọng (13/12/2015)

Ngày 17/12/2021 – Thứ sáu sau Chúa Nhật III Mùa Vọng (13/12/2015)

Ngày 16/12/2015 – Thứ tư sau Chúa Nhật III Mùa Vọng (13/12/2015)

Ngày 15/12/2015 – Thứ ba sau Chúa Nhật III Mùa Vọng (12/12/2015)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối


 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn