Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 

Dành vài phút thinh lặng


Chúa Nhật XXVI Thường Niên – năm B
  
  GƯƠNG MÙ


GIÁO TRIỀU VÀ 15 CĂN BỆNH

Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 22-12-2014 dành cho các vị lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh đến chúc mừng Giáng Sinh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về Giáo triều và liệt kê 15 thứ bệnh mà những người phục vụ tại đây có thể mắc phải:

1. Trước tiên là bệnh tưởng mình là bất tử, miễn nhiễm, hoặc thậm chí là không thể thiếu được.

2. Một bệnh khác là “bệnh Marta”, quá bận tâm đến công việc.

3. Cũng có thứ bệnh “chai cứng” tâm trí và tinh thần.

4. Bệnh kế hoạch hóa thái quá và duy hiệu năng.

5. Bệnh hợp tác kém.

6. Bệnh “suy thoái não bộ tinh thần”.

7. Bệnh cạnh tranh và háo danh. 

8. Bệnh tâm thần phân liệt trong đời sống.

9. Bệnh ‘ngồi lê đôi mách’, nói hành nói xấu. 

10. Bệnh thần thánh hóa các lãnh đạo.

11. Bệnh dửng dưng đối với người khác.

12. Bệnh mang bộ mặt đưa đám. 

13. Bệnh tích trữ.

14. Bệnh những vòng tròn khép kín.

15. Sau cùng là bệnh tìm kiếm lợi lộc trần tục và phô trương.

Đức Thánh Cha còn cho biết những căn bệnh và cám dỗ ấy cũng là nguy cơ của mỗi Kitô hữu, mỗi giáo xứ, cộng đoàn, dòng tu, phong trào... Ngài cầu xin Chúa Thánh Thần nâng đỡ mọi nỗ lực thanh tẩy và hoán cải. Ngài mời gọi mọi người chuẩn bị xưng tội và xin Mẹ Maria, Mẹ của Giáo Hội, chữa lành mọi vết thương tội lỗi...

 
***
“Nếu kẻ nào làm cớ vấp phạm cho một trong những kẻ bé mọn có lòng tin Thầy, thà buộc thớt cối xay vào cổ người ấy mà xô xuống biển thì hơn.

"Nếu tay con nên dịp tội cho con, hãy chặt tay đó đi: thà con mất một tay mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai tay mà phải vào hoả ngục, trong lửa không hề tắt. Và nếu chân con làm dịp tội cho con, hãy chặt chân đó đi: thà con mất một chân mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai chân mà phải ném xuống hoả ngục. Và nếu mắt con làm dịp tội cho con, hãy móc mắt đó đi, thà con còn một mắt mà vào nước Thiên Chúa, còn hơn là có đủ hai mắt mà phải ném xuống hoả ngục, nơi mà dòi bọ rúc rỉa nó không hề chết và lửa không hề tắt".
(Mc. 9,42-48)
 
Chúng ta suy nghĩ 3 điều:

1/ Cột thớt đá ném xuống biển:

Ở Do Thái có hai loại thớt cối đá: một loại thớt cối xay bột làm bánh quay tay, loại thứ hai rất nặng do đôi bò kéo để chà ngũ cốc.

Ở Palestine có hai hình phạt nặng nhất cho tử tội là thập giá và buộc thớt cối đá ném xuống biển. Hình phạt thứ hai do người Rôma mang vào Do Thái, người ta rất kinh sợ vì chết chìm dưới đáy biển, mất xác, làm mồi cho cá. Vậy mà Chúa đã lên án gắt gao kẻ làm gương mù gương xấu bằng hình phạt thứ hai này!

Làm gương mù gương xấu thật đáng trách, gây nên sự thiệt hại cho linh hồn người khác lâu dài. Nó kéo theo bao nhiêu thứ tội khác và kéo theo bao nhiêu người khác sa ngã. Thật đáng trách!

2/ "Chặt đi", "móc đi"

Chặt chân, chặt tay, móc mắt. Nghe thấy đẫm máu, rùng rợn, bạo lực. Kiểu nói đó cho ta hiểu rằng không thể coi thường tội làm gương mù gương xấu.
Thưa các bạn, tôi nghĩ không phải chỉ 3 chi thể đó đâu! Phải “chặt đi, móc đi” bất kỳ sự vật, người hoặc hoàn cảnh nào có thể làm dịp tội cho ta cũng như người khác. Như vậy ý nghĩa “chặt đi, móc đi” của Tin Mừng chính là "từ bỏ chính mình". (x. Mc 8,34).

Hãy “chặt bỏ" một tật xấu, một thói quen, "cắt đứt" một mối liên hệ nguy hiểm… Nhiều thứ  lắm!

Phải tiêu diệt ngay, phải rất quyết liệt chiến đấu mới có thể từ bỏ. Vì cái xấu dễ bắt chước và lây lan rất nhanh.
 
3/ “Kẻ bé mọn”
 
“Kẻ bé mọn” là ai vậy? là bề dưới, là trẻ nhỏ, là con cái, là những kẻ yếu đuối, kém tin.
Họ nhìn lên ta, họ tìm gương sáng, cái đẹp, cái tốt… Họ vững tin bước tới.
Tôi phải chịu trách nhiệm và trả lẽ về hành vi lối sống của mình.
 
Dừng chân ghi nhớ:

-    Tôi phải là phản ảnh của Tin Mừng, phải làm gương sáng. Không được trở nên cớ vấp phạm, gương mù cho người khác.

-     Không tự giảm khinh, coi nhẹ tội làm gương mù gương xấu.

-    Tôi thường là cớ vấp phạm hay gây gương mù gương xấu nào nơi gia đình, công ty, cơ quan, cộng đoàn?

Ngẫm nghĩ, thật đáng sợ !
 
Dành vài phút thinh lặng với Chúa.

Jos. Nguyễn Hùng Cường


Chúa Nhật III Mùa Chay - Năm B (28/2/2024)

Chúa Nhật II Mùa Chay - Năm B (21/2/2024)

Chúa Nhật I Mùa Chay - Năm B (15/2/2024)

Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm B (1/12/2023)

Tây Bắc - Trời Xanh, Mây Trắng, Nắng Vàng… (27/11/2023)

Lời nguyện truyền giáo (19/10/2023)

Thư mục vụ gửi cộng đồng Dân Chúa về Giáo hội tham gia (23/9/2023)

Danh sách Các Thánh Tử Đạo Việt Nam xếp theo ngày lễ (7/7/2023)

Viết về người cha nhân ngày hiền phụ (18/6/2023)

Cảm nghiệm về một Mùa Chay – Mùa Phục Sinh (9/4/2023)

Vài phút thinh lặng - Chúa Nhật XXIV Thường Niên – năm B (12/9/2015)

Vài phút thinh lặng - Chúa Nhật XXIII Thường Niên – năm B (5/9/2015)

Mùi của Mẹ (27/8/2015)

Vài phút thinh lặng - Chúa Nhật XXI Thường Niên B (21/8/2015)

Vài phút thinh lặng - Chúa Nhật XX Thường Niên B (15/8/2015)

Vài phút thinh lặng - Chúa Nhật XIX Thường Niên B (8/8/2015)

Vài phút thinh lặng - Chúa Nhật XVIII Thường Niên B (1/8/2015)

Vài phút thinh lặng - Chúa Nhật XVII Thường Niên B (24/7/2015)

Vài phút thinh lặng - Chúa Nhật XVI Thường Niên B (23/7/2015)

Vài phút thinh lặng - Chúa Nhật XV Thường Niên B (11/7/2015)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối


 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn