Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
  Đức Thánh Cha Tiếp Kiến Chung
  
 
GIÁO LÝ VỀ THÓI XẤU VÀ NHÂN ĐỨC
 
 
 Bài 6: NÓNG GIẬN
 
 
 
Sáng thứ Tư ngày 31/1/2024, trong buổi tiếp kiến chung, Đức Thánh Cha đã suy tư về thói xấu nóng giận. Ngài nói rằng Kinh Thánh dạy chúng ta hai công thức chống lại điều này: công thức đầu tiên là đừng để đến đêm mà cơn giận vẫn còn và vẫn không tìm cách hòa giải; công thức thứ hai là hãy cầu nguyện và cam kết tha thứ cho người khác như Chúa đã tha thứ cho chúng ta.
Đức Thánh Cha nói rằng sự tức giận nảy sinh trong lòng khiến chúng ta nhận thức tiêu cực về người khác. Nó không lắng dịu theo thời gian và khoảng cách, nhưng lớn lên trong tâm hồn chúng ta bởi những suy nghĩ quanh co. 
Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu cầu nguyện với Chúa để nhận ra sự yếu đuối của chúng ta khi đối mặt với cơn giận, để khi nó nổi lên, chúng ta có thể điều khiển nó một cách tích cực, để nó không thống trị chúng ta, nhưng biến nó thành lòng nhiệt thành thánh thiện hướng tới điều thiện. Ngài mời gọi hãy học thực hành nghệ thuật hòa giải và tha thứ để vượt qua thói xấu giận dữ và mở ra những con đường dẫn đến hòa bình trong các mối quan hệ hàng ngày của chúng ta.
Sau khi Đức Thánh Cha làm dấu Thánh Giá và đọc lời chào phụng vụ, cộng đoàn hiện diện cùng nghe đoạn sách Thánh trích từ thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Êphêsô (Ep 4,26-27.31-32)
Chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn. Đừng để ma quỷ thừa cơ lợi dụng! [...] Anh em đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thoá mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác. Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Kitô.
Bài giáo lý của Đức Thánh Cha
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Hôm nay chúng ta dừng lại để suy tư về tật xấu nóng giận. Đó là một tật xấu đặc biệt u tối và có lẽ là tật xấu dễ nhận ra nhất từ cái nhìn thể lý. Người bị cơn giận thống trị khó có thể che giấu sự thúc đẩy này: bạn có thể nhận ra nó qua những chuyển động của cơ thể người đó, qua sự hung hăng, qua hơi thở khó khăn và vẻ mặt nhăn nhó và cau có của người đó.
Một tật xấu lan rộng
Trong biểu hiện gay gắt nhất của nó, sự tức giận là một tật xấu không để chúng ta yên. Nếu nó nảy sinh từ một sự bất công phải gánh chịu (hoặc chúng ta nghĩ là như vậy), thì nó thường không biểu lộ chống lại người có lỗi nhưng chống lại nạn nhân bất hạnh đầu tiên mà chúng ta gặp phải. Có những người kiềm chế cơn giận ở nơi làm việc, tỏ ra điềm tĩnh và tự chủ, nhưng khi về nhà lại trở nên không thể chịu nổi với vợ con. Giận dữ là một tật xấu lây lan: nó có khả năng khiến chúng ta mất ngủ và khiến chúng ta không ngừng âm mưu trong đầu, ngăn cản lý trí và suy nghĩ của chúng ta.
Giận dữ phá hủy các tương quan giữa con người với nhau
Giận dữ là một thói xấu phá hủy các tương quan giữa con người với nhau. Nó thể hiện sự bất lực trong việc chấp nhận sự khác biệt của người khác, đặc biệt khi những lựa chọn trong cuộc sống của họ khác với lựa chọn của chúng ta. Nó không dừng lại ở hành vi sai trái của một người, nhưng là mọi thứ nơi người đó: chính người kia, người như thế, người như vậy, là người gây ra sự tức giận và oán giận. Chúng ta bắt đầu ghét giọng điệu, những cử chỉ bình thường hàng ngày của họ, cách suy luận và cảm nhận của họ.
“Đừng để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn”
Khi tương quan đi đến mức độ thoái hóa này, thì chúng ta không còn sáng suốt nữa. Bởi vì, đôi khi, một trong những đặc điểm của sự tức giận là nó không thể nguôi ngoai theo thời gian. Trong những trường hợp đó, ngay cả khoảng cách và sự im lặng, thay vì xoa dịu sức nặng của những hiểu lầm, lại càng phóng đại chúng thêm. Chính vì lý do này mà Thánh Tông đồ Phaolô - như chúng ta đã nghe - khuyên các Kitô hữu của mình hãy giải quyết ngay vấn đề và cố gắng hòa giải: “Đừng để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn” (Ep 4,26). Điều quan trọng là mọi thứ phải được hóa giải ngay lập tức, trước khi mặt trời lặn. Nếu ban ngày có thể nảy sinh hiểu lầm, hai người có thể không hiểu nhau nữa, bỗng thấy mình xa cách nhau, nhưng không nên giao ban đêm cho ma quỷ. Thói xấu sẽ khiến chúng ta không ngủ được vào ban đêm, nghiền ngẫm những lý do của mình và những sai lầm không thể giải thích được, những lỗi lầm mà không bao giờ là của chúng ta nhưng luôn là của người khác. Khi một người đang giận dữ, thì luôn nói rằng vấn đề là do người khác. Họ không bao giờ có thể nhận ra những khuyết điểm, thiếu sót của mình.
Học cách tha thứ để được tha thứ
Trong "Kinh Lạy Cha", Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện cho các tương quan giữa con người, nơi là một bãi mìn: một mảnh đất không bao giờ có sự cân bằng hoàn hảo. Trong cuộc sống, chúng ta đối mặt với những người xúc phạm gây nên lỗi lầm với chúng ta; cũng như chắc chắn không phải lúc nào chúng ta cũng yêu thương mọi người đúng mức. Chúng ta đã không đáp lại tình yêu của một số người bằng tình yêu mà họ xứng đáng có được. Tất cả chúng ta đều là người tội lỗi, đừng quên điều này. Do đó, tất cả chúng ta cần học cách tha thứ để được tha thứ. Con người sẽ không ở bên nhau nếu họ không thực hành nghệ thuật tha thứ, trong chừng mực con người có thể làm được. Sự giận dữ được chống lại bằng lòng nhân từ, rộng lượng, hiền lành, nhẫn nại.
Sự thịnh nộ thánh thiện
Tuy nhiên, về sự tức giận, có thêm một điều cuối cùng cần nói. Người ta nói rằng đó là một tật xấu khủng khiếp, nó là nguồn gốc của chiến tranh và bạo lực. Lời nói đầu của tác phẩm Iliad mô tả "cơn thịnh nộ của Achilles", điều sẽ là nguyên nhân của "tang thương vô tận". Nhưng không phải mọi thứ nảy sinh từ sự tức giận đều sai. Người xưa đã nhận thức rõ ràng rằng trong con người chúng ta có một phần nóng nảy; đó điều không thể và không được phép phủ nhận. Các đam mê, ở một mức độ nào đó, là vô thức: chúng xảy ra, chúng là những trải nghiệm của cuộc sống. Chúng ta không chịu trách nhiệm về sự tức giận khi nó phát sinh nhưng luôn luôn chịu trách nhiệm về sự phát triển của nó. Và đôi khi, việc trút cơn giận đúng cách lại là điều tốt. Nếu một người không bao giờ tức giận, nếu họ không cảm thấy phẫn nộ trước sự bất công, nếu khi đối mặt với người yếu bị áp bức mà họ không cảm thấy lòng mình run lên, thì nó có nghĩa là họ không có tính con người, càng không phải là Kitô hữu.
Có một thứ gọi là sự phẫn nộ thánh thiện; nó không phải là sự giận dữ nhưng là một chuyển động nội tâm. Trong cuộc đời của Chúa Giêsu, Người đã vài lần có sự phẫn nộ đó (xem Mc 3,5): Người không bao giờ lấy ác báo ác, nhưng trong tâm hồn Người cảm nhận được cảm giác này và, trong trường hợp những người buôn bán trong Đền Thờ, Người đã thực hiện một hành động mạnh mẽ và có tính ngôn sứ, không phải xuất phát từ sự giận dữ mà từ lòng nhiệt thành đối với nhà Chúa (xem Mt 21,12-13). Chúng ta phải phân biệt rõ ràng, một bên là lòng nhiệt thành, là sự thịnh nộ thánh thiện, còn bên kia là sự nóng giận, và là điều xấu.
Với sự giúp đỡ của Chúa Thánh Thần, chúng ta cần tìm ra mức độ đúng đắn cho những đam mê. Đào luyện tốt các đam mê để chúng hướng đến điều thiện chứ không đến điều xấu. Cám ơn anh chị em.
Nguồn: 
 


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (17.04.2024): Bài 16 – Nhân đức tiết độ (23/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (24.01.2024): Bài 5 – Tham lam (30/1/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (17.01.2024): Bài 4 – Dục vọng (30/1/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.01.2024): Bài 3 – Thói xấu về ăn uống (15/1/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.01.2024): Bài 2 – Chiến đấu thiêng liêng (5/1/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.12.2023): Bài 1 – Gìn giữ trái tim (5/1/2024)

Khám phá của Emmanuel (26/12/2023)

Lịch Mùa Vọng 2023 (1/12/2023)

Thượng Hội Đồng: 15 Viên Ngọc Quý Ẩn Giấu Trong Bản Tổng Hợp (27/11/2023)

Diễn từ Đức Thánh Cha dành cho thành viên của Phong trào Canh tân Đặc sủng Công giáo (10/11/2023)

Những Tư Tưởng Của Thánh John Henry Newman Về Đức Trinh Nữ Maria (14/10/2023)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn