Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
NHỮNG ĐẾ QUỐC SỤP ĐỔ

Từ xưa đến nay tâm lý “có ít thì muốn có nhiều” là chuyện thường tình. Nhưng ít ai lại nghĩ tới có nhiều rồi có thể có ít trở lại hay mất luôn. Về vấn đề chính trị hay xã hội cũng có khuynh hướng đó. Các quốc gia hay tổ chức đều muốn phát triển rộng lớn nhiều khi bằng bất cứ cách nào. Nhưng về cuối con đường (có thể thời gian sẽ rất lâu) sẽ là đi ngược trở lại và đi đến sụp đổ! Tại sao vậy? Triết lí Đông phương cổ nói rất rõ: “Luật cùng tắc biến, vật cùng tắc phản”, có nghĩa là mọi sự, mọi vật hễ đã đi lên cực điểm thì phải trở về khởi điểm của nó. Sóng lên cao thì phải xuống, xuống thì phải lên! Trong toán học cũng có cực đại rồi cực tiểu.

Trong lịch sử thế giới những quốc gia có mộng bá chủ: xưa như Assyrie, Hy lạp, Roma, Trung hoa, Mông cổ; gần có đế quốc Anh, Pháp, Đức… nhưng cuối cùng thì cũng “rã đám” hết. Nói dại, Giáo hội Kitô giáo cũng hình như vậy. Sức bành trướng như vũ bão không gì cản trở được: từ một cộng đoàn nhỏ tại Giêrusalem đã lan tràn khắp thế giới! Nhưng nay đến thời “tan rã”: Giáo hội chia rẽ: ít nhất làm ba: Công giáo, Chính thống, Tin lành. Rồi Tin lành lại chia ra “trăm bề ngàn mối”. Hiện giờ chưa nhưng theo khuynh hướng tự do phát triển rồi cũng có ngày như thế. Chính thống thì cũng chẳng đồng nhất tuy không quá “bề bộn”. Còn Công giáo thì sao? Hiện thời tại các nước Âu Mỹ xưa kia “đạo thánh phồn thịnh” là vậy, sao bây giờ lại có hiện tượng tan rã thảm thương?

Nguyên nhân? Thật không đơn giản. Nhưng cũng có thể nhận thấy dễ dàng những nguyên nhân:
  • Thứ nhất là khi phát triển quá rộng việc điều hành đương nhiên khó khăn. Không theo sát được hoạt động của các phần tử thành viên sẽ phát sinh khuynh hướng hình thức hóa như chúng ta thấy hiện nay: mọi hoạt động mang tính trình diễn bên ngoài hơn là thực chất! Như vậy, vỏ dầy mà ruột rỗng! Sự sụp đổ không chóng thì chầy sẽ xẩy đến.
  • Một đoàn thể dù nhỏ cũng phải có đầu. Đầu tốt là sáng suốt thì mọi sự sẽ tốt đẹp. Nhưng làm sao để có những cái đầu tốt. Phải huấn luyện. Muốn huấn luyện phải có thì giờ và tài lực. Nhìn vào thực trạng Giáo hội Công giáo nói chung và Việt Nam nói riêng, đã có những nhà lãnh đạo giỏi đủ khả năng và đức độ điều khiển cộng đoàn? Chúng ta đã phí nhiều thì giờ và tài lực cho những công trình mang tính trình diễn hoành tráng mà rất nhiều người hãnh diện!!! Một giáo xứ đông đúc cả ngàn người, chưa nói là mấy chục ngàn, thì làm sao “chủ chăn biết được con chiên”? Biết mặt còn chưa biết thì làm sao giúp được họ. Thậm chí từ sinh ra cho đến lúc chết con chiên và chủ chăn chẳng nhận ra nhau!!! Chính vì thế mọi việc chỉ mang tính chất “biện pháp”! Thực ra, lực bất tòng tâm. Nhiều khi người ta mong chờ Chúa làm phép lạ hay để Thiên Chúa “bù” những gì làm chưa được. Dĩ nhiên, Thiên Chúa có việc của Thiên Chúa nhưng Chúa không muốn việc của con người lại cứ chờ Thiên Chúa làm giùm! “Tận nhân lực tri thiên mệnh” là vậy.
Một vấn đề quan trọng như vậy không thể bàn sơ qua. Chúng tôi chỉ hé nhìn vào và thực sự muốn bàn đến một giải pháp mà có lẽ đã manh nha, nghĩa là đã xuất đầu lộ diện. Về phương diện chính trị, từ khá lâu đã có nhiều người bàn đến việc chia nhỏ các quốc gia lớn thành những “vương quốc nhỏ cỡ một thành phố” như xưa kia đã có. Thực tế hiện nay, những quốc gia nhỏ như kiểu Thụy sĩ, Thụy điển hay Singapore đều là những nước phát triển vượt bậc và mang lại “hạnh phúc” cho con dân. Về tôn giáo, người ta cũng đã một thời bàn đến “cộng đoàn cơ bản”, hình như đang phát triển mạnh tại Nam Mỹ.

Nếu đó thực là giải pháp “của thời đại” và được Giáo hội khuyến khích thì chắc sẽ lan tràn khắp nơi. Những lợi ích trước mắt cũng dễ thấy: dễ điều khiển vì số lượng không nhiều, không hao hơi tốn sức, làm cái gì cũng mau chóng không cần chờ đợi mất tính thời cơ, những người lãnh đạo không cần tài cao lắm nên dễ tìm, chăm sóc nhu cầu cho từng thành viên dễ dàng không còn cảnh “cha con, thầy trò, chủ tớ” lại không nhận biết nhau! Thật là dở mếu, dở khóc!

Dĩ nhiên, giải pháp nào cũng có cái hay cái dở, nhưng cần phải kịp thời thay thế kẻo: thời thế đổi mà mình chưa đổi theo thì sẽ bị “lỡ tầu” hoài hoài! Những cộng đoàn nhỏ dễ có khuynh hướng thu mình vào: lo cho mình mà quên lo cho người và trở thành ích kỷ; nhỏ nên yếu, khi gặp kẻ mạnh hơn dễ bị ăn hiếp, hoặc mặc cảm thua kém sẽ làm cho ước muốn mạnh hơn để hãnh diện “ta đây” v.v…

Vấn đề đối với tôn giáo thì con người không thể là yếu tố quyết định mà là ý trời! Đối với chúng ta là những Ki tô hữu, thì cầu nguyện để làm theo ý Chúa là giải pháp đầu tiên mà cũng là cuối cùng, nghĩa là phải cầu nguyện trước, đang và sau khi làm bất cứ điều gì là nguyên tắc bất khả nhượng. Chỉ sợ là khi đã biết ý Chúa mà lại không có can đảm làm vì sợ mạo hiểm, sợ khó. Sợ hơn nữa là chẳng cầu nguyện mà cứ làm bừa thì quả là nguy không lường được. Tuy vậy, tất cả có thể xẩy ra. Đó là một thách đố cho những người có trách nhiệm. Tuy nhiên, lãnh đạo là tiên liệu, nếu không cái tai họa có thể xẩy đên bất cứ lúc nào! Hãy nhìn lên Chúa và nghe lời khuyến khích đầy an ủi: “Thầy đây, các con đừng sợ!”

Điều chúng tôi muốn gợi ra ở đây tuy có hơi “táo bạo” nhưng lại có cơ sở: đó là hãy chia nhỏ để dễ quản lí. Việc chia nhỏ thế nào thì cần nghiên cứu kỹ để tránh được những nhược điểm vì thiếu chuẩn bị! Giải pháp là, nếu chưa chia nhỏ các giáo phận được thì hãy bắt đầu bằng việc chia nhỏ các giáo xứ, nhất là những giáo xứ lớn. Vấn đề sẽ được đặt ra ngay là: nhân sự để điều hành hiệu quả sẽ lấy ở đâu? Chính ở đây, chúng ta thấy sáng kiến hay của Công đồng Vatican II lại chưa được áp dụng rộng rãi và đúng ý nghĩa: tái lập bậc phó tế vĩnh viễn. Chính các phó tế này sẽ thay thế linh mục điều hành những “cộng đồng nhỏ” dưới bậc giáo xứ. Việc đào luyện những phó tế này chắc chắn không khó khăn và tốn công sức như với linh mục. Và chắc chắn cũng không đòi hỏi khả năng nhiều, vì chỉ điều hành một cộng đồng nhỏ! Phó tế có thể thi hành những gì linh mục làm, trừ cử hành các bí tích. Như vậy linh mục sẽ bớt đi được nhiều thứ… kể cả quyền hành!

Nghĩa vụ của người giáo dân thời đại này là “đưa” linh mục về vị trí của mình, nhất là ở Việt Nam: linh mục kiêm nhiệm quá nhiều thứ không phải của mình, hay có thể để giáo dân làm để họ ý thức sự đóng góp vào việc xây dựng Nước Thiên Chúa. Giáo dân và linh mục cùng làm thì sao không hay hơn là một mình linh mục làm.

Với cái nhìn như vậy và nếu tổ chức được, hi vọng rằng đời sống đức tin sẽ được chăm sóc chu đáo, kỹ lưỡng hơn. Và có lẽ đời sống Giáo hội sẽ có một khúc quanh. Bởi vì cái mà ai cũng nhận thấy, là gánh nặng mà những người có trách nhiệm phải mang, thật nặng nề nếu cố sức chu toàn. Sự quá tải đưa đến tình trạng hoặc làm cho có lệ hoặc bỏ bê và vì vậy không thể không xuống dốc và tan rã!

Hoa Đình
(Lm. Giuse Nguyễn Đình Hòe)


Bảy kỹ năng sống tuyệt vời có được khi lớn lên trong một gia đình đông anh chị em (26/4/2024)

Từ Hồi giáo đến với Đức ki tô: việc cải đạo đã đưa đến bí tích thánh thể (23/4/2024)

2024: Năm Đức Mẹ ban tràn đầy hy vọng (5/2/2024)

ĐGM Barron: Tuyên ngôn mới của Vatican khẳng định giáo huấn vượt thời gian của Giáo hội về hôn nhân (26/12/2023)

Phụ Huynh của Tuổi Teen (27/11/2023)

Sức mạnh của từ ngữ (10/11/2023)

Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được (27/10/2023)

Trẻ cảm thấy thế nào khi cha mẹ cãi nhau? (19/10/2023)

Trẻ em cảm thấy thế nào khi chúng ta than phiền về chúng ngay trước mặt chúng (15/9/2023)

Giáo dục: Chuyện của con tim (31/8/2023)

30 truyện ngắn rất hay về cuộc sống (14/3/2013)

Suy ngẫm… (4/3/2013)

Đóa hoa khát vọng (2/3/2013)

Nhà Trần Văn Khê ở Sài Gòn (28/2/2013)

Những câu chuyện của nhà Vật lý nổi tiếng Albert Einstein (1879 – 1955) (21/2/2013)

Cái giá của sự tức giận (23/1/2013)

Mười lầm lẫn trong các luận điểm bênh vực hôn nhân đồng tính (17/1/2013)

Truyện ngắn Giáng Sinh (25/12/2012)

Gương 2 chiều: Cẩn Thận! (19/12/2012)

5 nguyên tắc để làm việc tốt (8/12/2012)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn