Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
CÁCH NGƯỜI LỚN NÓI CHO TRẺ CON VÂNG LỜI

Muốn con vâng lời, bố mẹ nên đặt mình vào vị trí của con, không nên dùng mẫu câu “nếu… thì” mà nên thay bằng “khi nào… thì”...

Đó là chia sẻ của các ông bố bà mẹ trong một buổi gặp gỡ bàn về việc nuôi dạy con nên người tại TP HCM diễn ra vào sáng 10/3. Gần 30 phụ huynh tham gia buổi nói chuyện, từ người sắp lên chức bố đến người đã có 20 năm làm cha mẹ, có người chuẩn bị sinh con hoặc đã 3, 4 mặt trẻ.

Rất nhiều phụ huynh lo lắng bởi nói mà con không chịu nghe lời, hoặc cố tình làm trái ý bố mẹ. Thậm chí có người đã không dám góp ý gì với con vì sợ bé bướng bỉnh lại càng làm trái ý hơn.



Nếu bố mẹ biết cách nói chuyện, bé sẽ không còn bướng bỉnh. Ảnh: Phương Nhung.

Từ kinh nghiệm nuôi 3 đứa con 13, 8 và 7 tuổi cũng như quản lý nhân viên của mình, ông Trần Việt Quân, Tổng Giám đốc Bách Khoa Computer, chia sẻ nếu muốn con vâng lời, bố mẹ cũng nên biết lựa lời mà nói. Theo đó, kinh nghiệm của ông như sau: 

1. Bố mẹ nên dùng mẫu câu “Khi nào… thì”

Bố mẹ hãy nói “Khi nào con làm bài tập xong thì sẽ được xem tivi”, mà không nên dùng cụm “Nếu… thì”. “Khi nào” ngụ ý công việc bé cần hoàn thành và mang ý nghĩa tích cực hơn, bé sẽ thấy thoải mái hơn. “Nếu… thì” khiến bé cảm thấy giống như một mệnh lệnh ép buộc.

2. Nói với con, bố mẹ nên “chân trước, miệng sau”

Bố mẹ nên tránh tình trạng con chưa nhìn thấy mặt đã nghe thấy tiếng quát. Anh Quân kể mình đã từng chứng kiến có bà mẹ đang nấu ăn trong bếp, nghe tiếng cốc chén vỡ loảng xoảng ở ngoài phòng khách, liền quát lên: “Con làm vỡ phải không”, đến khi chạy ra, mới biết con mình không làm vỡ, mà tội đồ là con mèo. Khi bị bố mẹ đổ oan như thế, bé sẽ không phục và sẵn sàng tư tưởng chống đối.

3. Hãy cho bé được lựa chọn

Bố mẹ muốn con thu dọn đồ chơi thay vì ép: “Con phải thu dọn ngay lập tức”, có thể nói “Mẹ đếm từ 1 đến 5, hoặc con hãy dọn xong đồ chơi, hoặc mẹ sẽ thu và bỏ vào thùng rác”. Sự thực thì tất cả những lựa chọn này đều đã được bố mẹ kiểm duyệt và giới hạn nhưng bé vẫn thấy vui vẻ và không cảm thấy bị gò bó. Tất nhiên, bố mẹ không nên đưa quá nhiều lựa chọn khiến bé rối trí và chính bố mẹ cũng khó xử, chỉ nên 2 đến 3 lựa chọn là tốt nhất.

4. Nói trực tiếp với bé, mắt miệng bố mẹ ở cùng tầm với mắt miệng của bé

Nếu bé đang tuổi mầm non, bố mẹ hãy hạ mình và ngồi xuống để nói cùng với bé. Anh Quân ví von, cũng như khi quản lý nhân viên, nếu anh ngồi ở phòng giám đốc và ra lệnh, nhiều khi nhân viên vâng vâng dạ dạ rồi việc để đấy. Nhưng khi anh trực tiếp xuống tận chỗ nhân viên hướng dẫn và chỉ đạo, công việc được hoàn thành rất nhanh.

5. Nêu đích danh bé

Nếu bố mẹ cứ nói chung chung: “Tắt tivi đi”, nhiều bé bướng bỉnh tảng lờ không nghe thấy, nhưng khi được nêu đích danh: “Bi, con tắt tivi đi”, bé sẽ dễ dàng làm theo lời bố mẹ hơn.

6. Đưa ra yêu cầu một cách đơn giản

B
ố mẹ có thể kiểm tra lại bằng cách hỏi xem bé có thể nhắc lại điều bố mẹ vừa nói hay không. Nếu bé nhắc lại gần chính xác tức là bố mẹ đã đi đúng hướng. Không ai có thể làm đúng yêu cầu của người khác nếu không hiểu yêu cầu đó như thế nào, đặc biệt là một đứa trẻ.

7. Nêu những lợi ích cũng như bất lợi dành cho bé khi bảo bé làm một việc gì

Ví dụ “Đi học vui vẻ và được phiếu bé ngoan, cuối tuần bố mẹ sẽ cho con đi chơi”, “Nếu con phá hỏng món đồ chơi này thì sẽ không được mua thêm một món đồ chơi nào nữa cho đến sinh nhật con”. Một điều quan trọng là bố mẹ phải giữ đúng lời hứa với bé.

8. Nên tự đặt mình vào vị trí của bé

Anh Luận, bố của một cô con gái 11 tuổi đồng thời cũng là một doanh nhân đã có kinh nghiệm hơn một năm làm quản lý của một trường mầm non bổ sung thêm, nếu muốn bé vâng lời, người lớn nên tự đặt mình vào vị trí của bé để xem yêu cầu của mình có phù hợp không. Tại sao chúng ta bắt bé phải ăn hết suất cơm trong khi mình nấu quá dở? Tại sao ngày nghỉ chúng ta bắt bé đi ngủ đúng giờ như ở lớp học, trong khi buổi sáng chúng ta cho phép mình và bé được ngủ nướng đến 10h? Nếu bố mẹ đặt mình vào vị trí của con, sẽ không có những yêu cầu vô lý, bé không phải chịu những trận đòn oan và gia đình cũng không ầm ĩ tiếng quát tháo như ong vỡ tổ.

9. Thể hiện thái độ tôn trọng con

Chị Thu Linh (bà mẹ của 4 đứa con lần lượt 18, 16, 13 và 10 tuổi) cho rằng cách sử dụng từ ngữ khi nói chuyện với con rất quan trọng. Nếu lúc nào bố mẹ cũng giở giọng quát nạt từ những việc đơn giản, bé sẽ nhờn và không còn nể sợ nữa. Bé sẽ dễ dàng làm những việc đáng bực mình hơn rất nhiều. Từ thực tế nhà mình, chị Linh chia sẻ, nếu muốn các con vâng lời, bố mẹ nên thể hiện thái độ tôn trọng con. Ở nhà chị, nếu bé nào mắc lỗi, chị đều gọi riêng ra nói chuyện và nhắc nhở, không để các anh chị em khác trong nhà biết mà chế giễu bé.

Kim Kim


3 cách giải thích vì sao ta tin Chúa (12/4/2024)

Sáu cách khuyến khích trẻ lắng nghe tích cực (21/2/2024)

Tại sao hôn nhân thời nay dễ đỗ vỡ? (30/1/2024)

ĐTC Phanxicô đề nghị chúng ta hãy tập tha thứ (15/1/2024)

3 đoạn Kinh Thánh đem lại bình an cho cha mẹ (9/12/2023)

Tin tưởng người bạn đời là gì? (10/11/2023)

Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực (14/10/2023)

Gia Đình & Giáo Dục (15/9/2023)

Tương quan với các thành viên trong gia đình: Sự tha thứ và ân sủng của Chúa (19/8/2023)

Nhìn lại mình (3/8/2023)

Lời kinh: Như Hương Trầm - Tháng 3 (4/3/2013)

Thánh Giuse, nhạy bén và kiên quyết (28/2/2013)

Lời kinh: Như Hương Trầm - Tháng 1 & 2 (19/2/2013)

Sống và chia sẻ Đức Tin (9/2/2013)

Người Công giáo với Tết cổ truyền dân tộc (2/2/2013)

Đức tin và tình yêu trong gia đình công giáo (23/1/2013)

Tuyên ngôn của Hàn Lâm Viện công giáo Pháp 'Mối liên hệ hôn nhân, gia đình, cha mẹ, con cái' (17/1/2013)

Cách đối xử với các con (8/1/2013)

Con đường hạnh phúc (25/12/2012)

Một Thế Giới Buồn Thảm Mong Chờ Chúa Giáng Sinh (20/12/2012)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn