Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
NĂM ĐỨC TIN – SỐNG TINH THẦN CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II

Trong thời gian nhóm họp Công Đồng Vaticanô II, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã tuyên bố trong Tông thư Hội Thánh (Ecclesiam Suam) rằng: vấn đề quan hệ giữa Giáo hội và thế giới hôm nay chính là một trong những mối bận tâm lớn nhất của thời đại chúng ta. Ngài viết rằng: “Vấn đề đã xuất hiện và khẩn trương tới mức tạo ra một gánh nặng trên tâm hồn chúng ta, cũng như trở thành một yếu tố kích thích và một lời mời gọi”. Chúng ta sống trên hành tinh này không chỉ có chúng ta hay là người Việt Nam nhưng là có những người đồng loại khác và anh chị em tôn giáo bạn.
 
Trong Tông thư Tiến Tới Thiên Niên Kỷ Thứ Ba (Tertio Millennio Adveniente), tiếp xúc, đối thoại và cộng tác với tín đồ các tôn giáo khác chính là một công việc mà Công Đồng Vaticanô II đã giao cho toàn thể Hội Thánh làm như một bổn phận và một thách đố. Những nguyên tắc hướng dẫn việc tìm kiếm mối quan hệ tích cực với các truyền thống tôn giáo khác đã được nêu ra trong Tuyên Ngôn của Công Đồng: Thời Đại Chúng Ta (Nostra Aetate), ban hành ngày 28 tháng 10 năm 1965. Đây chính là bản hiến chương của việc đối thoại liên tôn giáo. Đối thoại liên tôn giáo không phải chỉ là một cách để giúp các bên biết nhau và làm giàu cho nhau, nhưng đó còn là một cách biểu hiện sứ mạng Tái Truyền Giảng Tin Mừng của Giáo hội, là một cách biểu hiện sứ mạng “đến với lương tâm”. Khi tham gia đối thoại liên tôn giáo, các Kitô hữu xác tín rằng chỉ có Đức Kitô mới đem lại sự cứu độ trọn vẹn và cộng đồng Giáo hội mà chúng ta đang thuộc về là phương thế thông thường để được cứu độ. Tương tự bài giảng của Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI trong thánh lễ khai mạc Năm Đức Tin: “Sở dĩ hôm nay Giáo Hội đề nghị một Năm Đức Tin mới và tái truyền giảng Tin Mừng, không phải để cử hành một kỷ niệm, nhưng vì Giáo Hội đang cần Năm Đức Tin hơn cả cách đây 50 năm! Và câu trả lời cần đáp lại nhu cầu ấy cũng là câu trả lời mà các vị Giáo Hoàng và các nghị phụ mong muốn và được chứa đựng trong các văn kiện Công Đồng. Cả sáng kiến thành lập một Hội đồng Tòa Thánh thăng tiến việc Tái Truyền Giảng Tin Mừng cũng ở trong viễn tượng ấy.”[1] 

1. Tính Phổ Quát Của Đức Tin Kitô Giáo

 
Đức tin Kitô giáo là điều tinh túy của Đạo Kitô giáo. Hay nói theo một lối nhìn khác thì Đạo Kitô giáo chính là Đạo Mạc Khải. Ai Mạc khải đó chính là Thiên Chúa, tin vào Ai, thưa tin vào Đức Kitô. Một khi đã tin vào Đức Kitô là Ngôi Hai Thiên Chúa, thì đồng nghĩa với người đó đã được Thiên Chúa ban ân huệ Đức Tin hay ân huệ mạc khải. Như xưa kia thánh Tông Đồ Simon Phêrô đã được Thiên Chúa mạc khải cho biết về Danh Thánh của Chúa Giêsu. Khi Chúa hỏi các Tông đồ: “Còn về phần anh em, anh em bảo Thầy là Ai, thì tức khắc ông Phêrô thưa với Chúa rằng: Thầy là Đấng Kitô Con Thiên Chúa hằng sống”. Chúa nói với ông: “Này anh Simon con ông Giona, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mạc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy Đấng ngự trên trời.”
 
Ngay nay Hội Thánh thừa hưởng Đức Tin do các Tông đồ truyền lại. Hội Thánh có ‘’bổn phận truyền dạy cho con cái mình ở trần gian về điều phải tin, vì Thiên Chúa là chân lý. “Chân lý sẽ giải thoát anh em” (Ga 32, 8), Sứ mệnh của Chúa Giêsu đến thế gian để đem ơn cứu độ cho nhân loại. Hễ ai tin vào Người thì sẽ được cứu rỗi linh hồn và hưởng Nhan Thánh Chúa. “Đức Kitô là Đường là Sự Thật và là Sự Sống” (Ga 14, 6). Đây cũng là điều tối hậu của mạc khải.
 
2. Đức Tin Là Một Sự Lựa Chọn Tự Do
 
Trước tiên, tự do tôn giáo trong xã hội hoàn toàn phù hợp với tự do trong hành vi Đức Tin Kitô giáo.
 
Một trong những điểm chính yếu của học thuyết Công giáo được chứa đựng trong Lời Chúa và được các giáo phụ giảng dạy là hành vi Đức Tin mà con người dùng để đáp lại Lời Thiên Chúa phải có tính cách tự nguyện. Do đó, không ai bị cưỡng bách phải chấp nhận Đức Tin trái với ý muốn. Thật vậy, tự bản chất hành vi Đức Tin là một hành vi tự ý, vì mặc dù con người đã được Đức Kitô Cứu Thế chuộc lại và mời gọi trở nên con cái Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô, nhưng không phải vì vậy mà đương nhiên con người sẽ tin theo Đấng Thiên Chúa đã tự mạc khải: Họ còn phải nhờ Chúa Cha lôi kéo, rồi dựa vào lý trí mà tin nhận Thiên Chúa cách tự do. Vì vậy, về vấn đề tôn giáo, loại trừ mọi thứ áp lực về phía con người là điều hoàn toàn phù hợp với bản chất của Đức Tin.[2]

3. Tinh Thần Loan Báo Tin Mừng
 
Con đường đã vạch ra cho các tín hữu cũng như những người khác đó là Con người mới Đức Kitô, dẫn đầu hướng về phục sinh. Lễ tạ ơn của Đức Kitô đã nhận lấy hoạt động của con người và đã hoàn tất nó, ngay từ bây giờ.
 
Xin trích một bản văn để suy niệm và cầu nguyện:
Ngôi Lời Thiên Chúa, nhờ Ngài mà muôn vật được tạo thành, đã mặc lấy xác phàm và đến sống trên trái đất của loài người, là con người hoàn hảo, Ngài đã đi vào lịch sử thế giới, đảm nhận và thâu kết lịch sử ấy nơi Ngài. (Ga 1, 3 – 14; Ep 1, 10).
 
Chính Ngài mạc khải cho chúng ta rằng Thiên Chúa tràn đầy lòng mến, và dạy cho chúng ta biết rằng: luật căn bản để kiện toàn con người. Do đó để cải biến thế giới điều răn mới là tình yêu. Vậy đối với những ai tin vào tình yêu Thiên Chúa, Ngài cho họ xác tín rằng con đường tình yêu mở rộng cho tất cả mọi người, và nổ lực thiết lập tình huynh đệ đại đồng không bao giờ luống công.
 
Xác tín đầy đủ tầm quan trọng của các chứng nhân đích thực của Châu Á trong công cuộc Phúc Âm Hóa, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã tuyên bố: “Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô chỉ có thể được công bố do những người đã được hấp dẫn và linh hứng bởi tình thương mến mà Chúa Cha đã dành cho con cái Ngài, biểu lộ qua con người Giêsu Kitô. Việc công bố Tin Mừng là một sứ mạng đòi phải có những người nam nữ thánh thiện, để có thể làm cho người khác nhận biết và yêu mến Đấng Cứu Thế qua chính đời sống Đức Tin của mình. Chúng ta chỉ đốt lên ngọn lửa bởi một vật gì đó đang có lửa. Thế nên Tin Mừng cứu độ chỉ có thể được loan báo một cách thành công tại Châu Á, khi chính các Giám mục, Linh mục, Tu sĩ và Giáo hữu đang rực lửa yêu mến Đức kitô và bừng cháy lòng nhiệt thành làm cho Ngài được nhiều người nhận biết hơn, yêu mến sâu xa hơn và đi theo sát hơn”

4. Sống Tinh Thần Công Đồng Vaticanô II
 
 
Chúng ta không biết được thời gian hoàn tất của trái đất và nhân loại, chúng ta cũng chẳng biết cách thức biến đổi của vũ trụ… nhưng chúng ta biết được Thiên Chúa dọn sẵn một chỗ ở mới và một đất mới, nơi công bằng ngự trị. Hạnh phúc nơi ấy sẽ thỏa mãn và đắp đầy mọi ước vọng hòa bình trào dâng trong lòng con người. Khi ấy sự chết sẽ bị đánh bại, con cái Thiên Chúa sẽ phục sinh trong Đức Kitô và những gì không hư nát (2Cr 5, 2; 2P 3, 13; Kh 21, 4 - 5)[3].
 
Để có thể làm chứng về Chúa Kitô một cách hữu hiệu, chính các Kitô hữu phải lấy lòng kính trọng và tình bác ái mà liên kết với những người ấy. Chúng ta luôn nhận thức mình thuộc về thành phần của nhóm người chung sống để rồi cùng tham gia vào đời sống văn hóa, xã hội qua những giao tiếp và hoạt động khác nhau trong đời sống nhân loại, lại phải làm quen với những truyền thống dân tộc và tôn giáo của những người ấy. Niềm vui sướng là khi chúng ta kính trọng những con người ở bên cạnh chúng dù là an hem cùng một Đức Tin hay những người không cùng Đức Tin, tiềm ẩn hạt giống Lời Chúa đang ở cõi lòng của họ[4]
 
Giuse Nguyễn Thành Được, OP.
 

[1] G Trần Đức Anh, chuyển ngữ, Đức Thánh Cha Khai Mạc Năm Đức Tin, Tỉnh Dòng Đaminh.net
[2] Tuyên Ngôn Về Các Tôn Giáo Ngoài Kitô Giáo, số 10
[3] Tuyên Ngôn Về Các Tôn Giáo Ngoài Kito6 Giáo, số 39a
[4] Sắc Lệnh Về Hoạt Động Truyền Giáo Của Giáo Hội, số 11


Vatican chấp thuận mở án phong thánh cho Tôi tớ Chúa 13 tuổi người Philippines (12/4/2024)

Mùa Chay, hành trình tự do (21/2/2024)

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 58 – năm 2024 (30/1/2024)

Sứ điệp của ĐTC Phanxicô cho Ngày Thế giới Bệnh nhân lần thứ 32 (15/1/2024)

Năm mới theo ý nghĩa Thánh Kinh (5/1/2024)

Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024: Trí tuệ nhân tạo và hòa bình (16/12/2023)

Sứ điệp Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2023 – “Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng” (Rm 12, 12) (1/12/2023)

Các câu trả lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc gặp gỡ các em thiếu nhi (10/11/2023)

Đón nhận hay loại trừ? (31/10/2023)

Thư gửi dân Chúa của Đại hội Thường kỳ lần thứ XVI - Thượng Hội đồng Giám mục (27/10/2023)

Lữ hành đức tin (2/10/2012)

Người trẻ định hướng tương lai: “Tại sao không bắt đầu ngay từ bây giờ?” (18/9/2012)

Bộ Giáo lý Đức tin: Hướng dẫn mục vụ cho Năm Đức Tin (15/7/2012)

Người giáo dân Công Giáo dưới cái nhìn của một giáo dân Mỹ (6/7/2012)

Năm mới, mục tiêu mới, thành công mới! (4/7/2012)

Cha và con trai (17/6/2012)

Những vấn đề vợ chồng cần lưu ý (1/6/2012)

Khủng hoảng, xung đột và nguyên nhân phân ly (28/5/2012)

Con đường nên thánh của Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (21/4/2012)

Cáo phó Chúa Giêsu (5/4/2012)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn