Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   

LỮ HÀNH ĐỨC TIN

Dẫn Nhập
 
Chúa Kitô là Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người vì Người là con Thiên Chúa và là anh em của nhân loại (Dt 1,1-2). Điều này được gửi tới từng người để mời gọi sống hiệp thông với Chúa, mời gọi tin vào con đường tự do Chúa Giêsu vạch ra trong tinh thần tám mối phúc. Nhờ Lời Chúa, là Lời sự thật được ghi chép trong Kinh Thánh và biến cố cứu rỗi hiện diện trong đời sống Giáo hội, người Kitô hữu đón nhận sự sống hoà hợp trong Đức Kitô và nhờ sức mạnh Thánh Linh mà học bước theo Chúa Kitô từng bước một.

Thế nhưng, chỉ có tình yêu mới hướng dẫn người tin vào Chúa Giêsu nhờ Thần Khí mà họ sống một đời sống tốt đẹp và an bình (1Ga 4,7-21). Tình yêu là thay cho lời mời gọi của Chúa, và quyết định phải sống qui chiếu về con người Đức Giêsu. Người Kitô hữu chấp nhận đặt Đức Kitô làm trung tâm đời mình, đi theo Đức Kitô và hội nhập vào cộng đoàn của Ngài. Đây là lời mời gọi đích thực có một cuộc sống mới hòa hợp với cuộc sống và giáo huấn của Chúa Giêsu. Đó là sự thật mà Chúa Giêsu là sự thật, người tin là sống triệt để, trung thành, hành động và nhìn đến cuộc đời Chúa Giêsu để người tin dám dũng cảm dấn thân và làm chứng cho giáo huấn của Người (2Ga 4–11).
 
1.        Ơn Gọi Người Kitô Hữu Là Đời Sống Lữ Hành Đức Tin
 
Ơn gọi người Kitô hữu là bắt đầu lúc lãnh nhận bí tích Thánh tẩy, đó là một cuộc tái sinh. Thánh Phêrô nói rằng: Chúc tụng Thiên Chúa là thân phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Do lượng hải hà, Người cho chúng ta được tái sinh để nhận lãnh niềm hy vọng sống động, nhờ Đức Giêsu Kitô đã từ cõi chết sống lại, để được hưởng gia tài không thể hư hoại, vẩn đục, tàn phai (1Pr 1,3-4), và Người áp dụng danh xưng Kitô hữu cho những người đã tái sinh không phải do hạt giống đã mục nát, mà do hạt giống bất diệt, nhờ Lời Chúa hằng sống và tồn tại mãi mãi (1Pr 1,23).

Qua đó, thánh Phêrô đã khẳng định về đời sống người Kitô hữu là hành trình đức tin: “Anh em hãy tiến lại gần Đức Kitô, viên đá sống động bị người ta loại bỏ, nhưng đã được Thiên Chúa lựa chọn và coi là qúi giá. hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây nên ngôi đền thờ của Thánh Thần, và hãy để Người đặt anh em làm tư tế thánh, dâng những lễ thiêng liêng đẹp lòng Người, nhờ Đức Giêsu Kitô” (1Pr 2,4-5). Đó là một khía cạnh mới của ân sủng và giá trị của bí tích Thánh tẩy, người Kitô hữu tham dự vào ba chức vụ của Đức Giêsu: tư tế, ngôn sứ và vương giả. Trước hết bắt nguồn từ việc xức dầu trong bí tích Thánh tẩy, rồi được phát triển trong bí tích Thêm sức, được thể hiện và nâng đỡ trong bí tích Thánh Thể. Tất cả ân huệ mà người Kitô hữu lãnh nhận là trở nên thân mình Đức Kitô. Đồng thời Đức Kitô làm cho chính Giáo hội thêm phong phú, bởi vì Giáo hội là thân mình Đức Kitô.

Vì vậy, Ơn cứu độ của Chúa dẫn người tin đem ơn cứu độ cho người khác, người tin có trách nhiệm trước mặt Chúa về việc loan báo ơn cứu độ cho thế gian. Sứ vụ tư tế của mọi Kitô hữu hệ tại ở chỗ dâng hiến đời của mình và của thế giới cho Chúa. Nhưng con đường thực hiện việc đó thật là khó. Con đường đã được vị Thượng Tế duy nhất và là Đấng Trung Gian duy nhất, Chúa Giêsu Kitô, vạch ra là: Người đã hiến thân mình và đã dùng cái chết của Người để dựng nên cộng đồng nhân loại và thiết lập một Giao Ước mới giữa Thiên Chúa, tức là dùng miệng lưỡi mà ca tụng Danh Thánh. Anh em chớ quên làm việc từ thiện, giúp đỡ lẫn nhau, vì Thiên Chúa ưa thích những hy lễ như thế (Dt 13,15-16).
 
2.        Đời Sống Người Kitô Hữu Có Một Đời Sống Chính Trực, Trung Thành
 
Để sống cuộc sống làm con Thiên Chúa, chúng ta phải có một đời sống chính trực, trung thành với hai mặt của giới luật đó là tin vào Đức Giêsu, Con Thiên Chúa và có lòng thương mến tha nhân (1Ga 3,17. Gc 1, 27-2,9). Trong niềm tin vững vàng vào Đức Kitô sẽ giúp cho chúng ta vượt thắng mọi khó khăn thử thách và kiên vững trung thành với điều mà giáo lý của Đức Kitô truyền dạy, cụ thể ở mười điều răn và tám mối phúc thật. Sự chính trực, trung thành của chúng ta sẽ là ánh sáng chiếu soi cho nhiều người nhận ra Thiên Chúa là sự thật và là chân lý.

Thánh Phêrô gửi đến chúng ta lời nhắn nhủ: “Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ người khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa” (1Pr 4,10). Điều đó có giá trị đối với đời sống thiêng liêng của các ơn gọi thì cũng có giá trị, theo một nghĩa nào đó còn có lý hơn nữa đối với vô số các hình thức khác nhau để mọi chi thể của Giáo hội và mỗi phần tử trong đó trở nên những người thợ làm việc trong vườn nho của Chúa, xây dựng Thân Thể Huyền Nhiệm của Đức Kitô. Quả thực mỗi người được gọi đích danh, trong tính cách độc nhất của lịch sử cá nhân mình, để góp phần riêng của mình cho ngày Nước Thiên Chúa hiển ngự.[1]

Chúng ta thường được nói rằng: yêu Chúa là điều quan trọng đối với chúng ta và điều đó là đúng. Nhưng điều này còn quan trọng hơn: đó là Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước. Tình yêu chúng ta dành cho Thiên Chúa đến sau. Thánh Gioan đã nhấn mạnh đến tình yêu đó: “Đây là tình yêu, tôi muốn nói, không phải tình yêu chúng ta dành cho Thiên Chúa, mà là tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta” (1Ga 4,10). Karl Rahner đã một lần ghi nhận rằng chúng ta đang sống trong một thời đại có rất nhiều sự cải tổ trong Giáo hội. Đây có thể là một dấu chỉ của niềm tin sâu xa. Nhưng cũng có thể là dấu chỉ của sự thiếu niềm tin. Và đâu là niềm tin? Niềm tin căn bản của chúng ta là: tôi biết mình được chấp nhận và yêu thương bởi Thiên Chúa. “Chúng ta đã biết và tin vào tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta” (1Ga 4,16). Và đây cũng là nội dung của toàn thể bản Kinh Tin Kính của các Tông Đồ. Nội dung đó không có gì khác hơn là sự xác tín được lập đi lập lại của các Tông Đồ về niềm tin vào tình yêu mà Thiên Chúa đã dành cho chúng ta.[2]
 
3.        Trở Nên Một Người Kitô Hữu Trọn Vẹn Nghĩa là Đức Tin Có Việc Làm
 
Đức tin là căn bản của mọi đời sống Kitô hữu, là giấy phép vào Nước Trời. Đức tin vừa là sự trở lại tuyệt đối với Tin Mừng Chúa Kitô vừa là động cơ của mọi tiến bộ trong đời sống Kitô hữu. Ảnh hưởng của Đức tin trên đời sống đạo đức luôn bền vững, vì có một sợi dây không thể tách rời giữa tin và hành động. Đức tin được thể hiện trong việc làm, khiến ta dấn thân bằng hành vi cụ thể. Đức tin làm cho lương tâm con người được Thánh Thần Thiên Chúa soi sáng và dẫn dắt. Đức tin dạy ta nhận lấy và thông hiểu giáo huấn của Giáo hội (Gc 2,14-24).

Đức tin còn thể hiện ở lòng bác ái. Đức ái liên quan đến mọi người và biến đổi con người để họ sẵn sàng cho một mục tiêu cao hơn. Nhờ Chúa Thánh Thần là mối dây thiêng liêng để giúp con người gắn kết và xây dựng tình yêu thương đồng loại: “Hỡi anh em thân mến, hãy xây dựng đời mình trên nền tảng đức tin rất thánh của anh em, hãy cầu nguyện nhờ Thánh Thần, hãy cố gắng sống mãi trong tình thương của Thiên Chúa, hãy chờ đợi lòng thương xót của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, để được sống đời đời…” (3Ga 3-8; Gđ 20-23).

Đức tin còn trực hệ đến niềm trông cậy. Đức cậy nối kết những niềm hy vọng con người và thổi cho chúng một sự năng động của Thiên Chúa, xác quyết rằng niềm hy vọng lớn lao nhất sẽ không bị thất vọng. Đức cậy không làm giảm tầm quan trọng của những công việc trần thế nhưng hoàn tất chúng với những mục tiêu mới. Chỉ có niềm tin tưởng tuyệt đối vào Lời Thiên Chúa và sống chứng nhân (Gc 1, 22-27; 2,10-26), đồng thời tin Người sẽ ngự đến trong Vinh Quang để đưa những ai đã sống và tin vào Lời Hằng Sống sẽ được cứu độ: “Anh em thân mến, một điều duy nhất. Xin anh em đừng quên: đối với Chúa, một ngày ví thể ngàn năm, ngàn năm cũng tựa một ngày. Chúa không chậm trễ thực hiện lời hứa, như có kẻ cho là Người chậm trễ. Kỳ thực Người kiên nhẫn đối với anh em, vì Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải… Vì thế, anh em thân mến, trong khi mong chờ ngày đó, anh em phải cố gắng sao cho Người thấy anh em tinh tuyền, không chi đáng trách và sống bình an” (2Pr 3, 3-15).
 
4.        Đức Tin Là Đón Nhận Và Vượt Qua Thử Thách Nhìn Vào Mẫu Gương Là Đức Giêsu
 
Yêu như Chúa Kitô đòi buộc, chính là thuộc về sự thật: “Chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm. Căn cứ vào điều đó, chúng ta sẽ biết rằng chúng ta đứng về phía sự thật, và chúng ta sẽ được an lòng trước mặt Thiên Chúa” (1Ga 3,18-19).

Hiệp thông với đau khổ của Chúa Kitô (1Pr 1,13): Đau khổ là một thực tế phức tạp hơn bệnh hoạn. Đau khổ đồng hành với con người ở mọi thời đại và khắp mọi nơi. Đau khổ có thể nói ra, phát biểu, chia sẻ dù đó là vấn đề cá nhân và riêng biệt của từng người. Đau khổ thuộc phạm trù vật lý, đạo đức, và tinh thần, dù nó bắt nguồn từ đâu đến. Thế nhưng, con người thường than thân trách phận, bởi duyên số Ông Trời định sẵn cho mình. Với niềm tin tưởng của Công Giáo, thì chính Đức Kitô đã xuống thế làm người đã mang vác những tội lụy, đau khổ, bệnh tật thay cho con người.

Đức tin phải được vững mạnh trong thử thách, có Đức Giêsu là gương mẫu: “Anh em được Thiên Chúa gọi để sống như thế. Thật vậy, Đức Kitô đã chịu đau khổ vì anh em, để lại một gương mẫu cho anh em dõi bước theo Người…” (1Pr 2, 21-25). Đó là một cách làm chứng hùng hồn nhất của lịch sử Giáo hội, từ máu Đức Kitô chảy trên thập giá, các Tông đồ đã chỉ đường cho bao nhiêu người khác bước theo.

Một đời sống người tin là tận tụy hy sinh cho Chúa, với Chúa và vì Chúa, không dành lại cho mình một chút nào. Nơi nào cũng có, thời nào cũng có biết bao người yêu mến Chúa hơn lạc thú trần gian, yêu qúi thập giá hơn vàng bạc: sau khi tìm được Chúa, lập tức họ sẵn sàng bỏ mọi sự chấp nhận hy sinh để trở nên giống Chúa. “Như thế, phần chúng ta, được ngần ấy nhân chứng đức tin như đám mây bao quanh, chúng ta hãy cởi bỏ mọi gánh nặng và tội lỗi đang trói buộc mình, và hãy kiên trì chạy trong cuộc đua dành cho chúng ta, mắt hướng về Đức Giêsu là Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin” (Dt 12,1-3).
 
Kết luận
 
Điều tối quan trọng là tất cả mọi Kitô hữu phải ý thức về phẩm giá đặc biệt mình đã nhận được qua bí tích Thánh tẩy: nhờ ân sủng, chúng ta được kêu gọi để được làm con yêu dấu của Chúa Cha, là chi thể được nối kết với Đức Kitô và với Giáo hội của Người, là đền thờ sống động và thánh thiện của Thánh Thần. Một lần nữa, với tâm tình cảm động và biết ơn, chúng ta hãy đọc lại những lời của thánh Gioan: “Anh em hãy xem, Chúa Cha yêu chúng ta dường nào, đến nỗi chúng ta được gọi là con Thiên Chúa, mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa” (1Ga 3,1).

Đó là hành trình đức tin mà Thiên Chúa mời gọi người Kitô hữu. Với ba chức vụ: tư tế, ngôn sứ và vương giả. Sứ vụ tư tế của dân Chúa không phải chỉ là cử hành phụng vụ, cũng không phải là thờ cúng trong đền thờ hay cử hành các nghi thức. Tiên vàn, nó là một “hành trình dài”, một sự phục vụ. Nó là sự trung tín với Lời Chúa và cơ bản là trung tín với luật yêu thương của Người. Người là con đường tối thượng đưa ta đến với Thiên Chúa và đến với anh em vì Người đã dùng cái chết của mình để làm của lễ dâng tiến Chúa Cha. Vì đã dâng lễ tế hy sinh đích thực, nên Đức Giêsu Kitô đã hoàn thành chức tư tế cách trọn hảo. Ngài là vị Thượng Tế “Đấng đã tự hiến tế như lễ vật vẹn toàn dâng lên Thiên Chúa”. Máu của Ngài thanh tẩy lương tâm chúng ta khỏi những việc đưa tới sự chết, để chúng ta xứng đáng phụng thờ Thiên Chúa hằng sống” (Dt 9,14).

Để hành động với tất cả lòng trung tín theo ý định của Thiên Chúa, người môn đệ cần phải có khả năng và luôn cố gắng làm cho mình càng có khả năng hơn nữa: chắc chắn cùng với ân sủng của Chúa, ân sủng không thiếu bao giờ, như thánh Lêô cả đã nói: “Đấng đã trao cho anh phẩm giá, Người cũng sẽ cho anh sức mạnh”; nhưng cũng phải có sự cộng tác tự do và có trách nhiệm của mỗi người chúng ta. Qua đó, chúng ta trưởng thành và lớn lên trong Đức tin nhờ ân sủng của bí tích Thánh tẩy (1Pr 2,2).

Giữa bao nỗi gian truân và trở nên chứng nhân cho Đức Giêsu phục sinh. Một anh em tàn tật đã phát biểu trong buổi họp của Thượng Hội Đồng như sau: “Một điều quan trọng cần phải làm sáng tỏ, là những Kitô hữu đang sống trong bệnh tật, đau khổ, già nua, họ được Thiên Chúa kêu mời, không những để kết hợp nỗi đau đớn của riêng mình với cuộc khổ nạn của Đức Kitô, nhưng còn để từ bây giờ, đón nhận nơi mình và chuyển thông cho người khác sức mạnh canh tân và niềm vui Đấng Kitô phục sinh” (1Pr 1,13).
 
Giuse Nguyễn Thành Được, OP. 


[1] Gioan Phaolô II, Christifdeles Laici, số 56.
[2] Lê Văn Quảng, Đức Tin Đòi Sự Can Đảm Và Là Phương Thuốc Chữa Lành Những Vết Thương Lòng


Vatican chấp thuận mở án phong thánh cho Tôi tớ Chúa 13 tuổi người Philippines (12/4/2024)

Mùa Chay, hành trình tự do (21/2/2024)

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 58 – năm 2024 (30/1/2024)

Sứ điệp của ĐTC Phanxicô cho Ngày Thế giới Bệnh nhân lần thứ 32 (15/1/2024)

Năm mới theo ý nghĩa Thánh Kinh (5/1/2024)

Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024: Trí tuệ nhân tạo và hòa bình (16/12/2023)

Sứ điệp Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2023 – “Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng” (Rm 12, 12) (1/12/2023)

Các câu trả lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc gặp gỡ các em thiếu nhi (10/11/2023)

Đón nhận hay loại trừ? (31/10/2023)

Thư gửi dân Chúa của Đại hội Thường kỳ lần thứ XVI - Thượng Hội đồng Giám mục (27/10/2023)

Người trẻ định hướng tương lai: “Tại sao không bắt đầu ngay từ bây giờ?” (18/9/2012)

Bộ Giáo lý Đức tin: Hướng dẫn mục vụ cho Năm Đức Tin (15/7/2012)

Người giáo dân Công Giáo dưới cái nhìn của một giáo dân Mỹ (6/7/2012)

Năm mới, mục tiêu mới, thành công mới! (4/7/2012)

Cha và con trai (17/6/2012)

Những vấn đề vợ chồng cần lưu ý (1/6/2012)

Khủng hoảng, xung đột và nguyên nhân phân ly (28/5/2012)

Con đường nên thánh của Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (21/4/2012)

Cáo phó Chúa Giêsu (5/4/2012)

Đàng Thánh Giá - Đến đỉnh yêu thương (31/3/2012)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn