Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
10 biện pháp khắc phục chứng nhức nửa đầu tại nhà
 
Nhức nửa đầu hay đau nửa đầu là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng và có khả năng tái phát liên tục trong thời gian dài. Đi kèm với bệnh lý này là những cơn đau nghiêm trọng có thể kéo dài hàng giờ hay thậm chí vài ngày.

Theo thống kê từ các chuyên gia, chứng nhức nửa đầu ảnh hưởng khoảng 10% dân số Việt Nam. Những người trong độ tuổi 15–55, đặc biệt là phụ nữ, rất dễ rơi vào trường hợp này. Nói cách khác, hiện nay tình trạng đau nửa đầu rất phổ biến ở nước ta.

Vậy, bạn đã biết gì về chứng nhức nửa đầu, nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này rồi?

Đau nửa đầu là gì?

Đau nhức nửa đầu là bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh, bắt đầu bằng sự xuất hiện của những cơn đau nhói ở một bên đầu. Cơn đau có thể nhanh chóng chấm dứt nhưng cũng có khả năng kéo dài đến vài ngày. Hầu hết trường hợp đau nửa đầu không gây tổn hại đáng kể đến sức khỏe. Tuy nhiên, thực tế bệnh vẫn ảnh hưởng đến khả năng hoạt động thường ngày nếu bạn vẫn tiếp tục để tình trạng này kéo dài.

Liệu trình điều trị đau nửa đầu đa phần chú trọng vào việc thuyên giảm triệu chứng và ngăn ngừa các cơn đau tái phát thường xuyên.

Nguyên nhân nhức nửa đầu

Thực tế, ngày nay, nguyên nhân gây nên những cơn đau ở một bên đầu vẫn chưa được xác định rõ.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn đặt ra giả thiết chứng nhức nửa đầu là hậu quả của những hoạt động bất thường trong não. Điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các dây thần kinh cũng như những hoạt chất và mạch máu trong não. Ngoài ra, tính di truyền cũng có thể khiến bạn nhạy cảm hơn với những yếu tố nguy cơ gây đau nửa đầu.

Một số yếu tố có khả năng tiềm ẩn gây nhức nửa đầu bao gồm:

Thay đổi nội tiết tố

Phụ nữ rất dễ bắt gặp các triệu chứng nhức nửa đầu khi chu kỳ kinh nguyệt đang diễn ra do lượng hormone của họ tăng cao ở thời điểm này.

Cảm xúc tiêu cực

Căng thẳng, trầm cảm, lo lắng, phấn khích hay sốc đều là những yếu tố có khả năng gây ra chứng đau nửa đầu.

Tác nhân vật lý

Mệt mỏi, ngủ không đủ giấc, căng cơ vai hoặc cổ, ngồi sai tư thế và hoạt động quá sức đều có mối liên hệ với chứng đau nửa đầu. Mặt khác, lượng đường trong máu thấp hay rối loạn giấc ngủ tạm thời do lệch múi giờ (jet lag) cũng góp phần tạo nên vấn đề này.

Vấn đề trong ăn uống

Chất cồn và caffeine đều là tác nhân góp phần dẫn đến chứng nhức nửa đầu. Trong vài trường hợp, một số thực phẩm cũng có khả năng, bao gồm:
·             Chocolate
·             Phô mai
·             Trái cây
·             Thực phẩm giàu tyramine như xúc xích, thịt xông khói…

Thêm vào đó, ăn không đúng bữa hoặc bỏ bữa và mất nước cũng là những yếu tố tiềm ẩn gây nhức nửa đầu.

Tác dụng phụ của thuốc
Nhức nửa đầu đến từ một số tác dụng phụ của các loại thuốc như:

·             Thuốc ngủ
·             Thuốc dùng trong liệu pháp thay thế hormone
·             Thuốc tránh thai kết hợp

Yếu tố môi trường
Một số người nhạy cảm có thể bị đau nửa đầu vì những yếu tố nhỏ xung quanh, chẳng hạn như:
·             Màn hình nhấp nháy
·             Mùi hương gay gắt
·             Khói thuốc lá
·             Tiếng ồn
·             Không gian ngột ngạt
·             Thay đổi nhiệt độ bất ngờ
·             Đèn quá sáng

10 BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN GIÚP KHẮC PHỤC CHỨNG NHỨC NỬA ĐẦU TẠI NHÀ

Thực tế, các chuyên gia vẫn chưa nghiên cứu ra phương pháp điều trị chứng đau nửa đầu triệt để. Các liệu trình hiện tại chú trọng vào việc ngăn cản tình trạng trở nặng cũng như giảm bớt những triệu chứng xảy ra.

Như vậy, một số thay đổi về lối sống theo hướng lành mạnh hơn cũng sẽ góp phần khắc phục chứng đau nửa đầu, bao gồm:

1. Sử dụng túi chườm lạnh

 
Áp túi chườm lạnh lên trán, da đầu hoặc cổ sẽ giúp bạn giảm bớt những cơn đau khó chịu. Các nhà nghiên cứu không chắc chắn lắm về cơ chế hoạt động của biện pháp này. Họ cho rằng tác dụng của túi chườm lạnh trong trường hợp này có thể liên quan đến việc giảm lưu lượng máu.

Nếu không có túi chườm lạnh, bạn có thể dùng miếng vải sạch ngâm trong nước lạnh rồi vắt khô để thay thế.

2. Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC)

 
Bạn có thể giải quyết những cơn đau ở một bên đầu bằng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như:
·          Acetaminophen
·          Ibuprofen
·          Naproxen

3. Caffeine

 
Thực tế, caffeine trong cà phê có thể giúp bạn “xóa tan” một số cơn đau đầu dạng nhẹ và hỗ trợ cơ thể hấp thụ thuốc điều trị đau nửa đầu nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu caffeine tích lũy trong cơ thể quá nhiều, nó sẽ phản tác dụng, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng.

4. Sắp xếp lại phòng ốc

Ánh sáng với cường độ mạnh và tiếng ồn có nguy cơ khiến tình trạng nhức nửa đầu tồi tệ hơn. Do đó, bạn hãy thử sắp xếp lại phòng của mình bằng cách giảm bớt ánh đèn và giữ không gian xung quanh yên tĩnh khi cơn đau đầu kéo đến. Điều này có thể giúp bạn hồi phục nhanh hơn.

5. Tập thể dục

Bạn không nên cố gắng tập thể dục khi đang bị đau nửa đầu. Điều này chỉ khiến tình trạng trở nên tệ hơn. Bạn có thể áp dụng các bài tập rèn luyện thể chất khi cảm thấy bản thân khỏe hơn. Nếu chăm chỉ rèn luyện thường xuyên, bạn có thể dễ dàng phòng ngừa các cơn đau tái phát. Tập thể dục thể thao giúp cơ thể giải phóng endorphin, một hoạt chất giúp giảm đau, bớt căng thẳng và ngủ ngon hơn.

6. Bổ sung magiê


 
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy magiê trong rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt. Tuy khoáng chất này không giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị chứng nhức nửa đầu, nhưng nó lại có thể hỗ trợ phòng ngừa những cơn đau tái phát. Bên cạnh tiêu thụ thực phẩm giàu magiê, bạn cũng có thể dùng thêm thực phẩm chức năng chứa magiê. Tuy nhiên, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi bạn dùng bất kỳ chất bổ sung nào.

7. Ngủ ngon

 
Theo các chuyên gia, một giấc ngủ ngon có thể ngăn ngừa chứng đau nửa đầu xuất hiện. Thời gian ngủ quá ít hoặc quá nhiều có nguy cơ gây nên vấn đề này. Do đó, bạn nên cố gắng ngủ mỗi đêm 7–8 tiếng và cố gắng duy trì thời gian đi ngủ và thức dậy mỗi ngày giống nhau.

8. Tập yoga

 
Tập thể dục sẽ làm tăng nhịp tim, từ đó ngăn ngừa chứng nhức nửa đầu xảy ra. Tuy nhiên, điều này lại có nguy cơ gây đau đầu ở một số đối tượng. Do đó, những bài tập với các chuyển động chậm sẽ giúp bạn cải thiện nhược điểm này.
Một số nghiên cứu nhỏ cho thấy người bị chứng đau nửa đầu có xu hướng thuyên giảm các cơn đau nếu thường xuyên tập yoga.

9. Bổ sung vitamin B2

 
Vitamin B2 hay riboflavin có nhiều trong sữa, cá và thịt gà. Theo một số nghiên cứu, hoạt chất này có khả năng giúp bạn ngăn ngừa chứng nhức nửa đầu kéo dài. Bạn cũng có thể bổ sung vitamin B2 dưới dạng thực phẩm chức năng.

10. Kiểm soát các yếu tố gây nhức nửa đầu

 
Đôi khi, chứng đau nửa đầu có thể phát sinh bởi thực phẩm bạn ăn hoặc các điều kiện môi trường xung quanh. Hãy cố gắng tìm hiểu nguyên nhân các cơn đau xuất hiện ở bạn và kiểm soát chúng. Một số yếu tố có thể gây đau nửa đầu bao gồm:
·             Rượu vang
·             Phô mai lâu năm
·             Thịt ướp muối
·             Đèn sáng với cường độ cao
·             Mùi gay gắt

Ngọc Vũ
(Hellobacsi)


Những thực phẩm khi ăn nhiều sẽ rút cạn canxi trong cơ thể bạn (12/4/2024)

8 thực phẩm nên ăn thường xuyên để thanh lọc cơ thể (4/4/2024)

Loại thực phẩm ăn vào buổi sáng cực tốt cho gan (21/2/2024)

5 lí do ăn chuối giúp giảm lượng đường trong máu (15/2/2024)

Món ăn ngày Tết giúp hệ tiêu hóa khỏe (5/2/2024)

Tác dụng bất ngờ của rau cải cúc với sức khoẻ (30/1/2024)

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đều đặn ăn khoai lang luộc vào bữa sáng? (15/1/2024)

Cách mở nắp chai bị vặn quá chặt (5/1/2024)

7 cách loại bỏ đờm ở họng (26/12/2023)

6 loại thực phẩm tươi sống bạn không nên để trong tủ lạnh (16/12/2023)

Tuổi 40 cần biết 7 thói quen ăn uống của người Nhật, đỡ lo đột quỵ (26/6/2019)

Các dạng stress bạn phải đối mặt hàng ngày (20/4/2019)

15 đồ dùng trong nhà cần "vứt bỏ" khi dọn dẹp nhà cửa (31/3/2019)

Bị nhiễm sán lợn nguy hiểm đến mức nào? (16/3/2019)

Người Việt bệnh tật do ăn quá nhiều thịt, ít rau cá (2/3/2019)

9 lý do khiến giảm cân là dấu hiệu báo động về sức khỏe (15/2/2019)

Ngày Tết cẩn thận với những món này để không bị ngộ độc thực phẩm (31/1/2019)

Dịch sởi - Nguyên nhân và một số lưu ý phòng chống (20/1/2019)

10 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ (3/1/2019)

Nên ăn gì sau khi uống kháng sinh? (9/11/2018)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn