Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
Chúa nhật IV Mùa Chay - Năm C
LÒNG CHA NHÂN HẬU


 
Trong bài Tin Mừng tuần trước, Đức Giêsu dựa vào hai câu chuyện thời sự, chuyện quan tống trấn Philato giết mấy người Galilê và chuyện mười tám người bị tháp Siloê đổ xuống đè chết để mời gọi ta hoán cải. Còn bài Tin Mừng Chúa nhật IV hôm nay, Đức Giêsu cho biết đâu là động lực khiến ta an tâm hoán cải, động lực ấy chính là tấm lòng yêu thương rộng mở, chờ đón (tội nhân quay về) của Thiên Chúa là Cha. Để diễn tả lòng nhân hậu của Thiên Chúa, Đức Giêsu kể dụ ngôn “người cha nhân hậu” hay trước đây là còn gọi là dụ ngôn “Đứa con hoang đàng”.

Người kia có hai đứa con, đứa con thứ nói với cha mình: “Xin Cha ban cho con phần gia sản con được quyền thừa hưởng”. Cha đồng ý, nhưng lòng đau xót, thử nghĩ mà xem, người ta thường chỉ chia gia tài của kẻ đã chết, nay thằng con lại đòi gia tài ngay khi bố còn sống. Nghĩa là trong tâm hồn đứa con, người cha già xem như đã chết; người cha già tuy buồn, nhưng con xin thì vẫn cứ cho, và kể từ đó cha sống trong tâm trạng chờ đợi, chờ đợi con mình quay gót trở về.

Trái tim Chúa đối với chúng ta, những người con tội lỗi là như thế. Cha yêu con bằng một tình yêu quá lớn. Tình yêu quá lớn nên đã triệt để tôn trọng tự do của con. Và như thế, ta hiểu được câu thơ của R. Tagore, một đại thi hào Ấn Độ. “Những người yêu con trên thế gian này, luôn giữ con trong vòng tay. Tình Ngài yêu con khung trời bao la, con cất cánh bay tự do”.

Sau khi đòi cha chia gia tài, người con thứ trẩy đi xa. Càng chìm sâu trong vũng lầy tội lỗi, tâm hồn đứa con càng xa cha mình. Nhưng ăn mãi, chơi mãi, gia tài cũng khánh tận, lúc ấy bạn bè, những người quen biết cũng lánh xa, để có được miếng cơm, anh phải làm nghề chăn heo, một nghề vốn bị người Do thái khinh miệt rẻ rúng. Chính lúc rơi xuống tận đáy xã hội, người con mới nghĩ đến Cha: “biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa mà ta ở đây thì chết đói”. _ Kinh nghiệm cay đắng của cuộc đời đã làm đứa con hoang đàng nhận ra tội mình: “Con thật đắc tội với Trời và với Cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa”. Suy nghĩ thế rồi, anh chỗi dậy trở về với Cha.

Khi đứa con còn ở đàng xa, thì cha già đã thấy: Câu chuyện không cho biết đứa con đã xa nhà bao nhiêu năm. Nhưng cho dù năm tháng có lâu, cho dù phương trời có xa, cho dù thân xác có đổi thay, nhưng khi thấy bóng con, cha đã tức khắc nhận biết. Thì ra người cha già không chỉ nhìn bằng đôi mắt kèm nhèm, nhưng còn nhìn bằng trái tim, bằng tình thương, và tình thương chắp cánh, giúp cha nhận ra con, tự ở đằng xa.

Thấy con, cha động lòng thương chạy ra ôm lấy cổ con hôn lấy hôn để. Cha già như tranh thủ thời gian để hôn con cho bõ những tháng ngày mong đợi. Hơn nữa, cha chẳng để cho con nói hết lời thú tội. Con chưa nói, cha đã tha, mà kỳ thực thì cha đã tha từ lâu lắm rồi. Tha từ ngày con cất bước ra đi, bởi chưng, trong mong đợi đã hàm chứa nỗi niềm tha thứ.

Trong thâm tâm, đứa con hoang đàng chỉ muốn xin trở thành người làm công trong nhà cha thôi. Nhưng cha già đâu có chịu như vậy, cha hối hả đưa ra một loạt mệnh lệnh dồn dập, khiến mọi người trong nhà cũng phải cuống quít làm theo lệnh ông:
 
  • Hãy mau đem cái áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu: nghĩa là đối với cha, ngày con trở về đó là ngày đại lễ … Vì đại lễ người ta mới mặc áo đẹp.
  • Hãy xỏ nhẫn vào ngón tay cậu: nghĩa là anh được trao lại quyền làm con, vì nhẫn là con dấu, tượng trưng quyền bính.
  • Hãy xỏ dép vào chân cậu: nghĩa là anh được xem như một người tự do, không phải hạng đầy tớ trong nhà vốn không được phép mang dép.
  • Và hãy bắt con bê đã vỗ béo để làm thịt: Đây là con bê được nuôi riêng dành để giết thịt trong ngày đại lễ.

Lý do khiến cha già truyền mở tiệc ăn mừng, ấy là vì “con ta đây đã chết, mà nay sống lại; đã mất mà nay lại tìm thấy”.

Tình cha yêu con, tình Chúa yêu ta là như thế đấy! Trong trái tim Chúa chỉ có tình thương chứ không có lòng thù hận. Vậy thì hãy trở về với Chúa và hãy cố gắng sống hiếu thảo, trung thực với Ngài.

Đừng bắt chước anh con cả, thân xác anh ở cạnh cha, nhưng tâm hồn anh lại vấn vương con dê nhỏ trên bàn nhậu.

Đừng bắt chước anh con cả, tiếng là sống hiếu thảo với cha, nhưng anh lại quị lụy như hàng tôi tớ.

Đừng bắt chước anh con cả, anh quay lưng lại với em, nên cũng khước từ chẳng chịu vào nhà với cha.

Cho hay, khoảng cách xa hay gần cha, nó chẳng được đo bằng những cây số đường dài, nhưng được đo bằng thái độ của tâm hồn, đó là có cảm nhận được lòng cha yêu thương tha thứ, để hoán cải trở về cùng cha như đứa con hoang đàng hay không; có chia sẻ được niềm vui của cha, và mở rộng vòng tay đón nhận người tội lỗi trở về, hay đứng ngoài cổng, không chịu vào dự tiệc lại càm ràm trách móc như anh con cả.

Và cửa nhà Thiên Chúa là Cha vẫn luôn rộng mở, nhưng tôi có vào hay không, điều ấy lại còn tùy thuộc ở sự tự do quyết định của chính tôi.

Antôn Trần Thanh Long


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa Nhật III Mùa Chay – NĂM C - HÃY MAU HOÁN CẢI (31/3/2019)

Chúa Nhật II Mùa Chay C - Từ núi Tabo đến núi sọ (16/3/2019)

Chúa Nhật VIII Thường Niên – Năm C - Mù mà lại dắt mù (2/3/2019)

Phúc Thay - Khôn Thay (16/2/2019)

Chúa Nhật IV Thường Niên Năm C - Ngôn Sứ Ở Giữa Quê Mình (31/1/2019)

Chúa Nhật II Thường Niên – Năm C - Tiệc Cưới Cana (20/1/2019)

Các bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô tại nhà nguyện thánh Marta trong năm 2018 (3/1/2019)

Hãy tiếp đón Chúa - CN IV Mùa Vọng C (24/12/2018)

Chúa Nhật Lễ Thánh Gia Thất - Năm C (24/12/2018)

Chúa Nhật III Mùa Vọng - Năm C - Anh em hãy vui lên (15/12/2018)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn