Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
PHÚC THAY – KHỐN THAY
CN VI TN C

Bài Tin Mừng vừa nghe cho thấy, sau khi chọn gọi 12 tông đồ trên núi, Đức Giêsu bắt các ông xuống núi, và bài giảng đầu tiên Ngài nói với các ông là bốn mối phúc, bốn mối họa. Bốn lời chúc phúc cho những người nghèo đói, khóc than, bị oán ghét, khai trừ sỉ vả; kèm theo là bốn mối họa cho những kẻ giàu có, no nê, vui cười, được mọi người ca tụng. Đó là những phản đề đối chiếu giữa người nghèo và người giàu; giữa kẻ đói khát và kẻ no đầy, đó là hai giai cấp trong xã hội luôn đối chọi nhau mà Tin Mừng muốn mô tả để người Kitô hữu lựa chọn.

Một điều rất hiển nhiên là Tin Mừng luôn hướng chiều về người xấu số bất hạnh và cho họ niềm hy vọng hạnh phúc ở tương lai. Khi bắt đầu hoạt động công khai, Đức Giêsu đã trích đọc đoạn sách ngôn sứ Isaia để nói lên sứ vụ của Ngài, đó là: “Thần khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn …”. Tin Mừng cũng không hề lên án người giàu chỉ vì họ có nhiều tiền của, nhưng chỉ lên án những ai giàu có mà không biết sử dụng của cải cho đúng, thậm chí còn dùng của cải như vật cản trở lối vào nước trời. Td: Bill Gate người giàu vào bậc nhất thế giới được mọi người ca tụng và hẳn được Thiên Chúa chúc phúc. Bí quyết của ông rất đơn giản, đó chính là biết chia sẻ và trao ban. Tuyệt đại đa số tài sản của ông, được ông dùng để giúp đỡ người nghèo, người bệnh tật trên toàn thế giới.

·         Chỉ “khốn cho người giàu có”, khi họ không phân định rạch ròi giữa phương tiện và cùng đích, giữa điều kiện vật chất và định mệnh con người. Đời sống của họ bị nhận chìm bởi những con sóng là các phương tiện vật chất như áo quần, xe cộ, nhà cửa và các tiện nghi. Đời sống của họ bị khép kín bởi các hành trang vật chất chỉ giúp họ duy trì và phát huy sự sống vốn mong manh hữu hạn ở đời này. Họ quên rằng con người sống nhờ phương tiện nhưng lại sống cho cùng đích, và cùng đích của con người, đó là: “hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người trước đã, còn tất cả những thứ khác Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33). Thảm kịch của cuộc sống chính là lo lắng tìm kiếm phương tiện, và để cho cùng đích tan biến trong phương tiện.

Mặt khác, dưới con mắt Chúa, làm giàu một cách lương thiện không phải là tội; tiêu dùng của cải do mình làm ra không hề là một điều xấu. Nhưng điềm nhiên hưởng thụ, và nhắm mắt làm ngơ trước những nỗi khổ của tha nhân lại là một tội ác. Thiên Chúa đã tạo dựng nên trái tim con người để rung lên những nhịp đập yêu thương, và tặng ban cho con người đôi tay để mở ra mà ban phát. Kẻ nào khóa chặt trái tim, và nắm chặt đôi tay là đi ngược lại với bản tính con người mà Thiên Chúa đã tạo dựng. Vì thế, ai sống co cụm trong vỏ ốc ích kỷ của mình, kẻ ấy có thể rất giàu về tiền của, nhưng lại rất nghèo trong nhân tính.

·         Hỏi rằng hạnh phúc đích thực tìm ở chỗ nào? Hạnh phúc đích thực không nằm nơi của cải, hay trong những gì mình đang chiếm hữu, nhưng chính là sự hài lòng với những gì mình đã chia sẻ, đã trao ban. Thánh Phaolô nói: “Cho thì có phúc hơn là lãnh nhận”. Hạnh phúc đích thực không nằm trong lời ca tụng, hay trong chức tước quyền uy, nhưng chính là sự an bình vui tươi của một lương tâm thanh thản với Chúa, với anh em và với chính mình, như lời thánh Phaolô: “Lương tâm tôi không trách cứ tôi điều gì”.

Một tác giả đã viết: “Trong hạnh phúc có mầm đau khổ”. Quả thật – hạnh phúc bao giờ cũng trộn lẫn với mồ hôi và nước mắt. Có hạnh phúc đích thực nào mà không phải trả giá bằng đau khổ? Có ai sống trên đời này mà được hạnh phúc trọn vẹn đâu? Điều này giải thích tại sao những gì ta coi là bất hạnh, thì Đức Giêsu lại cho là hạnh phúc.

Thử nghĩ mà xem, nghèo đói, khóc than, bị oán ghét, sỉ vả … những điều đó tự nó không có giá trị gì, nếu không muốn nói là những điều tiêu cực ai cũng xa tránh, nhưng chính khi rơi vào những cảnh đời không vui ấy, ta lại được Thiên Chúa ủi an nâng đỡ, và được Thiên Chúa nâng đỡ ủi an, đó là hạnh phúc đích thực của đời người. Kinh nghiệm trong đời sống gia đình giúp ta hiểu điều này. Khi con cái đau yếu, thì cha mẹ quan tâm chăm sóc ân cần hơn, quan tâm hơn không phải vì nó ngoan hay có duyên hơn những đứa con khỏe, nhưng vì nó đang ở trong tình trạng khó khăn, cần đến sự quan tâm đặc biệt hơn của cha mẹ. Trước mặt Chúa, những người nghèo đói, khóc than, bị sỉ vả, oán ghét … là những người con đang gặp khó khăn, nên Thiên Chúa ủi an, nâng đỡ nhiều hơn.

Tóm lại, không phải tự thân sự nghèo nàn khổ sở là hạnh phúc, nhưng chúng mang lại hạnh phúc vì chúng giúp người ta không dính bén với trần gian để hướng lòng về Chúa. Cũng không phải tự thân sự giàu có sung sướng là điều xấu, nhưng chúng có thể trở thành nỗi bất hạnh khi chúng trói buộc lòng người với thế giới vật chất đời này mà lãng quên cuộc sống vĩnh cửu đời sau.

Xin Chúa giúp chúng ta nhận ra rằng hạnh phúc đích thực chính là có một lương tâm an bình, một trái tim biết chia sẻ và một khối óc luôn cảm nghiệm được tình Chúa yêu thương. Xin Chúa giúp chúng ta luôn tìm kiếm hạnh phúc đích thực ấy trong cuộc đời mình.


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa Nhật IV Thường Niên Năm C - Ngôn Sứ Ở Giữa Quê Mình (31/1/2019)

Chúa Nhật II Thường Niên – Năm C - Tiệc Cưới Cana (20/1/2019)

Các bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô tại nhà nguyện thánh Marta trong năm 2018 (3/1/2019)

Hãy tiếp đón Chúa - CN IV Mùa Vọng C (24/12/2018)

Chúa Nhật Lễ Thánh Gia Thất - Năm C (24/12/2018)

Chúa Nhật III Mùa Vọng - Năm C - Anh em hãy vui lên (15/12/2018)

Chúa Nhật II Mùa Vọng – Năm C - Hãy dọn đường cho chúa (7/12/2018)

Chúa Nhật I Mùa Vọng – Năm C - Tỉnh thức và cầu nguyện (7/12/2018)

Tông Huấn Hãy Vui Mừng Hoan Hỉ của Đức Thánh Cha Phanxicô (29/11/2018)

Tháng 11 – gẫm suy về cái chết (9/11/2018)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn