Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
CHÚA NHẬT LỄ THÁNH GIA THẤT

NĂM C
 
Ngày Chúa nhật liền sau đại lễ Giáng Sinh được Giáo hội dành riêng để mừng kính Thánh Gia Thất. Sự sắp xếp này của Phụng vụ nhằm mời gọi các gia đình Kitô hữu hãy nhìn gương mẫu của Thánh gia mà bắt chước và sống lấy trong đời mình.

Thánh gia là gia đình thánh, nhưng điều ấy không chuẩn miễn cho các ngài những khó khăn thách đố. Bài Tin Mừng vừa nghe là một thí dụ điển hình. Vào dịp lễ Vượt Qua, Thánh Gia đã hành hương lên Đền thờ để tế lễ Chúa. Sau kỳ lễ, cậu thiếu niên Giêsu đã ở lại trong Đền thờ, khiến cha mẹ lo lắng, vất vả tìm kiếm suốt ba ngày mới gặp lại con. Câu chuyện này cũng kể lại cho chúng ta hành trình tìm kiếm con cái của những người làm cha làm mẹ hôm nay.

·                   Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn cậu bé Giêsu thì ở lại Giêrusalem mà cha mẹ chẳng hay biết (2,43). Không phải Đức Giêsu ham chơi mà ở lại, Ngài cố ý ở lại vì vâng phục thánh ý Chúa Cha. Các nhà tâm lý bảo rằng, khi một đứa con cứ mãi quấn quít bên cha mẹ, thì đó là dấu hiệu không tốt, dấu hiệu đó cho thấy rằng, dù tuổi nó đã lớn, nhưng nó vẫn cảm thấy không an toàn, nên không dám tự khẳng định ý riêng mình. Còn khi đứa con đã an tâm về tình thương của cha mẹ, thì nó dám rời xa cha mẹ để đi khám phá thế giới mới lạ của nó. Cha mẹ đừng buồn vì chuyện này, cũng đừng vì thế mà giảm bớt yêu thương. Thật là dễ khi yêu thương đứa con lúc nó còn nhỏ, cứ bám víu lấy ta, nhưng khi nó lớn, bắt đầu rời xa vòng tay che chở của mình, mà mình vẫn yêu thương nó, thì tình thương ấy phải lớn hơn và khéo léo hơn nhiều. Td: Với đứa con 4,5t có thể đòi đứa con phải làm cái này, cấm con không được làm cái kia, mà không cần giải thích. Nhưng khi con bước vào tuổi niên thiếu thì phải giải thích. Tại sao con nên làm cái này: tại sao con không nên làm cái kia. Và trong giải thích, phải chấp nhận sự đôi co tranh luận. Cha mẹ đừng nổi nóng, đừng áp đặt ý mình đối với người con tuổi thanh thiếu niên như ứng xử với đứa con 4,5 tuổi.

·                   Khi tìm gặp Đức Giêsu, Đức Mẹ và thánh Giuse còn đang mừng mừng tủi tủi, thì Đức Giêsu lại nói một câu nghe dễ … xa nhau: “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” (2,49). Có lẽ thánh Giuse và Đức Mẹ cũng như mọi cha mẹ, vẫn coi Đức Giêsu là một đứa trẻ và mãi mãi là một đứa trẻ. Lời Đức Giêsu nhắc nhở cha mẹ rằng Ngài đã lớn, Ngài có cuộc đời riêng của Ngài. Khi đứa con bắt đầu có những suy nghĩ riêng và dự định riêng của mình, cha mẹ đừng vội rầy la hay phản đối, kẻo bóp nghẹt đà phát triển của nó. Tốt hơn cả là hãy lắng nghe, nếu thấy sai thì hãy kiên trì và nhẹ nhàng nhủ bảo, vì “mật ngọt thì chết ruồi”; nếu thấy đúng thì hãy khuyến khích, tạo điều kiện cho đứa con phát triển, đừng chỉ lo sửa dạy mà quên việc khuyến khích. Luther bảo rằng: “Không có gì sai khi nói yêu thì cho roi cho vọt, nhưng bên cạnh cái roi, hãy dành một trái táo để thưởng cho đứa trẻ khi nó ngoan”. Khuyến khích đem lại lợi ích hơn là quở trách.

·                   Tin Mừng kể tiếp: Mẹ Người hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng (2,51). Thánh Giuse và Đức Mẹ không rầy la, cảnh cáo, nhưng im lặng và suy nghĩ. Im lặng, lắng nghe và tìm hiểu con cái, đó là điều mà nhiều bậc cha mẹ không biết, cha mẹ không lắng nghe và không tìm hiểu; đó cũng là điều mà con cái phiền trách cha mẹ; và cũng là điều mấu chốt, khiến mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái càng thắm thiết hơn, hay càng ngày càng xấu đi. Có lẽ vì ý thức được tầm quan trọng của việc tìm hiểu và lắng nghe, nên câu khẩu hiệu của công ty bảo hiểm Prudential là “luôn luôn thấu hiểu, luôn luôn lắng nghe”.

·                   Sau đó, Đức Giêsu đi xuống cùng với cha mẹ trở về Nazareth, và hằng vâng phục các Ngài (2,51). Sau biến cố thất lạc này, Đức Giêsu thấy rõ hơn tình thương, sự lo lắng và sự tôn trọng của cha mẹ đối với mình, nên Ngài càng yêu mến, tôn kính và vâng phục Đức Mẹ, Thánh cả Giuse. Cũng vậy, một gia đình hạnh phúc không phải vì gia đình ấy không gặp sóng gió. Hạnh phúc gia đình là do cha mẹ, con cái hiểu nhau, yêu thương và tôn trọng nhau, những sóng gió va chạm nhiều khi còn làm cho người ta hiểu nhau và thương nhau hơn, do đó, hạnh phúc gia đình cũng được củng cố hơn.

Những gì xảy ra trong gia đình Nazareth, cũng là những gì xảy ra với mỗi gia đình chúng ta trong nhiệm vụ nuôi nấng và dưỡng dục con cái. Phải chấp nhận đứa con khác mình, không phải là bản sao của mình. Điều khó khăn của cha mẹ là phải truyền đạt cho con những điều mình biết, những điều mình đã thực hiện, nhưng cuối cùng, tương lai sẽ ở trong tay những người trẻ này, và cha mẹ hãy để cho con cái tự do lựa chọn tương lai đó, cha mẹ chỉ là người phân tích và góp ý mà thôi. Thường thì cha mẹ không nhận ra rằng con mình đã lớn, đã trưởng thành, cha mẹ bị cám dỗ muốn kiểm soát con cái, muốn giữ con lại như những đứa trẻ, đang khi người trẻ phải được lớn lên và nắm lấy vận mệnh của đời họ.

Chớ gì hình ảnh Đức Mẹ vất vả tìm kiếm Chúa với bao tình cảm lẫn lộn: từ âu sầu nát ruột nát gan, đến vui mừng gặp gỡ, rồi lại chưng hửng không hiểu, để mà suy đi nghĩ lại trong lòng luôn trở lại với các bậc làm cha làm mẹ, trong trách nhiệm nuôi nấng và dưỡng dục con cái hôm nay.

Xin Thánh gia cầu thay nguyện giúp để mọi thành viên trong mỗi gia đình chúng ta biết tuân theo ý Chúa, và sống trong tình yêu thương tôn trọng lẫn nhau, có như vậy thì mỗi căn nhà sẽ thành một tổ ấm, và gia đình chúng ta sẽ tìm được niềm vui, sự bình an trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời.

Antôn Trần Thanh Long


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa Nhật III Mùa Vọng - Năm C - Anh em hãy vui lên (15/12/2018)

Chúa Nhật II Mùa Vọng – Năm C - Hãy dọn đường cho chúa (7/12/2018)

Chúa Nhật I Mùa Vọng – Năm C - Tỉnh thức và cầu nguyện (7/12/2018)

Tông Huấn Hãy Vui Mừng Hoan Hỉ của Đức Thánh Cha Phanxicô (29/11/2018)

Tháng 11 – gẫm suy về cái chết (9/11/2018)

Chúa Nhật XXX Thường Niên – Năm B - Xin cho con được thấy (30/10/2018)

Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXX Thường Niên Năm B của ĐTC Phanxicô (30/10/2018)

Chúa Nhật XXIX Thường Niên – Năm B - Khánh Nhật Truyền Giáo (19/10/2018)

Đức Thánh Cha: Hãy để ý những “con quỷ có giáo dục”, và tinh thần thế gian (17/10/2018)

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên – Năm B - Đi Tìm Lẽ Sống (15/10/2018)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn