Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
Thư ĐTC Phanxicô gửi cho toàn thể Dân Chúa
về việc lạm dụng tình dục
 
“Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau” (1Cr 12,26). Những lời này của Thánh Phaolô đã vang dội mạnh mẽ trong tim tôi khi một lần nữa tôi lại được biết những con người nhỏ bé phải chịu đau khổ vì bị lạm dụng tình dục, lạm dụng quyền lực và lạm dụng lương tâm do một số lớn các giáo sĩ và những người được hiến thánh của Giáo Hội sai phạm. Những tội ác đó gây ra một vết thương sâu hoắm, đau đớn và bất lực, trước hết cho chính những nạn nhân; đồng thời cũng tác động như vậy đối với các thành viên trong gia đình họ, trong cộng đồng tín hữu cũng như nơi những người không phải tín hữu. Nhìn lại quá khứ, dù có những nỗ lực xin tha thứ và sửa chữa, với những thương tổn đã gây ra cũng chẳng bao giờ là đủ. Nhìn về tương lai, không cố gắng nào là thừa cho việc phải kiến tạo một nền văn hóa không những ngăn chặn những tình huống tương tự xảy ra, đồng thời cũng ngăn ngừa việc bao che những sai trái đó. Niềm đau của các nạn nhân và gia đình cũng là nỗi đau của chúng ta, và nó cũng rất khẩn thiết để một lần nữa chúng ta tái xác nhận trách nhiệm của mình là bảo vệ những trẻ vị thành niên và cà những người lớn dễ bị thương tổn.

1.  
Nếu một bộ phận đau…

Trong những ngày vừa qua, một báo cáo được công bố chi tiết về những việc xảy ra ít nhất cho một ngàn người còn sống, những nạn nhân của lạm dụng tình dục, lạm dụng quyền lực và lương tâm của các linh mục trong một giai đoạn gần 70 năm. Cho dù đó có thể là hầu hết các vụ việc thuộc về quá khứ, thì cũng không có nghĩa là thời gian qua đi, những nỗi đau của nạn nhân cũng qua đi. Chúng ta nhận biết rằng, những nỗi đau này không bao giờ biến mất và nó đòi hỏi chúng ta phải mạnh mẽ lên án những hành động ghê tởm này và tham gia vào việc nhổ tận gốc văn hóa sự chết này; những vết thương này sẽ không bao giờ lành lặn. Nỗi đau buồn tận đáy tim của những nạn nhân này, đã vang tới Trời, vậy mà từ lâu đã bị làm ngơ và giữ câm lặng trong một thời gian dài. Nhưng tiếng khóc than của họ đã mạnh mẽ hơn tất cả những quyền lực bắt họ phải im tiếng, và đòi hỏi được giải quyết bằng những quyết định nghiêm trọng nếu không sẽ là mang tội đồng lõa. Thiên Chúa đã nghe tiếng họ than khóc và một lần nữa Ngài cho chúng ta thấy Ngài đứng về phía nào. Bài hát của Đức Maria đã không sai, và vẫn tiếp tục âm thầm vang lên trong suốt dòng lịch sử. Vì Thiên Chúa nhớ lại những gì Ngài đã thề hứa với các tổ phụ chúng ta: “Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng; Chúa hạ bệ những ai quyền thế và nâng cao mọi kẻ khiêm nhường; Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư, người giàu có, Ngài đuổi về tay trắng” (Lc 1,51-53). Chúng ta xấu hổ khi nhận ra lối sống của mình đã từ khước và tiếp tục khước từ những Lời chúng ta đã thuộc nằm lòng.

Cộng đồng Giáo Hội chúng ta xấu hổ và ăn năn nhìn nhận mình đã không có mặt nơi cần có, rằng chúng ta đã không làm đúng lúc như phải làm, để nhận ra tầm quan trọng và sự nặng nề của những tổn hại đã gây ra cho biết bao cuộc đời. Chúng ta đã không quan tâm đến những người bé mọn; chúng ta đã bỏ rơi họ. Tôi dùng lời của Đức Hồng Y Ratzinger, trong Chặng đàng Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh năm 2005, ngài đã nhận ra tiếng khóc đau thương của nhiều nạn nhân và đã thốt lên: “Có biết bao nhiêu điều nhơ bẩn trong Hội Thánh, kể cả những người thuộc hàng ngũ linh mục, là những người lẽ ra hoàn toàn phải thuộc về Đức Kitô! Biết bao kiêu căng, bao nhiêu tự mãn nơi chúng tôi! Đức Kitô đã bị phản bội từ ngay chính các môn đệ của mình, sự lãnh nhận cách bất xứng Mình và Máu Thánh Chúa, chắn chắn là nỗi thống khổ lớn nhất mà Đấng Cứu Thế phải chịu đựng; nó làm tan nát trái tim Người. Chúng ta chỉ có thể thốt lên từ thẳm sâu đáy lòng mình: Kyrie eleison – Lạy Thiên Chúa, xin cứu vớt chúng con! (x. Mt 8,25) (Chặng thứ Chín).

2.  
… thì mọi bộ phận cùng đau

Mức độ và tính nghiêm trọng của việc đã xảy ra, đòi hỏi sự thấu đáo thực tế trong hiểu biết và toàn diện trong Giáo Hội. Trong hành trình hoán cải, điều quan trọng và cần thiết nhất là nhận ra sự thật của những gì đã xảy ra, nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Hiện nay, đoàn Dân Chúa chúng ta đứng trước thách đố phải gánh vác những nỗi đau tinh thần và thể xác của anh em, chị em mình. Nếu, trong quá khứ, câu trả lời là một sự lãng quên, thì hôm nay chúng ta phải liên đới với họ, trong một trách nhiệm sâu sắc chân thành và ý nghĩa nhất, để trở thành một đường lối cho hiện tại và tương lai. Và đây mới là môi trường mà các xung đột, căng thẳng và nhất là các nạn nhân của mọi lạm dụng có thể gặp được vòng tay để bảo vệ và giải thoát họ khỏi đau khổ (x. Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, 228). Sự liên đới đó đòi hỏi chúng ta phải lên án bất cứ điều gì gây nguy hiểm cho sự toàn vẹn của bất cứ ai. Một sự liên đới tập họp chúng ta để chống lại các hình thức suy đồi, nhất là thối nát về mặt tinh thần. Tiếp đến là “hình thức đui mù” chạy theo tiện nghi và thỏa mãn, bất chấp tất cả: lừa dối, vu khống, vị kỷ và mọi hình thái tinh vi khác của cái tôi cá nhân chủ nghĩa, vì ‘ngay cả Satan cũng ngụy trang như một thiên sứ ánh sáng’ (Tông huấn Vui Mừng và Hân Hoan, 165). Lời khuyên của Thánh Phaolô hãy chịu đau khổ với những ai đau khổ là phương thuốc tốt nhất cho tất cả nỗ lực của chúng ta khi lập lại lời nói của Cain: “Tôi đâu phải là người canh giữ em tôi!” (St 4,9).

Tôi nhận biết nỗ lực và công việc của nhiều thành phần trong thế giới hoạt động để đạt tới cách thức cần thiết, là bảo đảm sự an toàn và bảo vệ sự toàn vẹn của trẻ em và những người lớn dễ bị tổn thương, cũng như việc thực hiện chính sách không khoan nhượng và cách làm cho những ai vi phạm hay che đậy những tội ác này phải giải trình. Chúng ta đã trì hoãn việc áp dụng những hành động và biện pháp trừng phạt này khi cần thiết, tuy nhiên tôi tin tưởng rằng nó sẽ giúp chúng ta bảo đảm cho một văn hóa lớn hơn, để quan tâm đến hiện tại và tương lai sau này.

Cùng với những cố gắng đó, mỗi tín hữu Côđã được Thánh tẩy cần thấy mình có liên quan đến sự thay đổi của xã hội và Giáo hội, mà chúng ta vô cùng cần tới. Sự thay đổi này yêu cầu việc hoán cải của cá nhân và cộng đồng, để chúng ta có thể nhìn mọi việc theo cái nhìn của Thiên Chúa. Như Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II thường nói: “Nếu chúng ta thật sự bắt đầu lại từ sự chiêm ngắm Đức Kitô, chúng ta phải học cách ngắm nhìn Người, nhất là ngắm nhìn Chúa nơi khuôn mặt những người Chúa muốn đồng hình đồng dạng với họ” (Tông thư Thiên Niên Kỷ Mới, 49). Để nhìn theo cách nhìn của Chúa, chúng ta phải hiện diện nơi Chúa muốn chúng ta hiện diện, thực hiện việc hoán cải tâm hồn trước Nhan Ngài. Để thực hiện được điều này, cầu nguyện và thống hối sẽ rất hữu ích. Tôi mời gọi toàn thể tín hữu Dân Thánh của Chúa tiến hành việc thực tâm sám hối bằng cầu nguyện và ăn chay, theo huấn lệnh của Thiên Chúa [1]. Điều này có thể đánh thức lương tâm của chúng ta và thúc đẩy sự liên đới và kết ước xây dựng một nền văn hóa biết quan tâm đến nhau, và nói “không bao giờ nữa” bất cứ một hình thức lạm dụng nào.

Không thể nghĩ đến một sự biến chuyển trong hành động của chúng ta như một Hội Thánh, mà không có sự tham gia hoạt động của các thành phần Dân Chúa. Thực vậy, khi chúng ta cố gắng sắp xếp lại, hoặc im lặng, hoặc làm lơ, hoặc hạn chế đoàn dân Chúa thành một số nhỏ ưu tù, chúng ta đã tạo ra những cộng đoàn, những dự án, những tiếp cận thần học, những linh đạo và cấu trúc không gốc rễ, không ký ức, không diện mạo, không thân thể và cơ bản nhất không có sự sống [2]. Điều này cho thấy rõ ràng, trong một cách hiểu khác thường về quyền bính trong Giáo Hội, phổ biến trong nhiều cộng đoàn đã xảy ra việc lạm dụng tình dục, lạm dụng quyền hành và lương tâm. Như vậy chính là trường hợp mang tinh thần giáo sĩ trị, thì gần giống như “không chỉ phá hủy nét đặc trưng của người Kitô hữu, mà còn làm hạ giá hồng ân Thánh tẩy mà Thần Khí Chúa đã đặt để trong cõi lòng chúng ta [3]. Chủ nghĩa giáo sĩ, cho dù nơi các linh mục hay giáo dân, đều như những vết cắt vào thân mình Giáo hội, đều dung dưỡng và làm cho sự dữ mà chúng ta đang lên án hôm nay lại tiếp tục tồn tại. Nói “không” với lạm dụng là cách nói “không” mạnh mẽ với mọi hình thức giáo sĩ trị.

Luôn luôn hữu ích khi nhớ lại “Trong lịch sử cứu độ, Chúa đã cứu một dân tộc. Chúng ta không bao giờ hoàn toàn là chính mình trừ phi chúng ta thuộc về một dân tộc. Vì thế không ai được cứu độ một mình, như một cá thể đơn độc. Đúng hơn, Thiên Chúa kéo chúng ta đến với Ngài, trong chính mạng lưới tương quan liên vị phức hợp, tồn tại trong một cộng đoàn nhân loại. Thiên Chúa muốn đi vào đời sống và lịch sử của một dân tộc. (Tông huấn Vui Mừng và Hân Hoan, 6). Vì thế, cách duy nhất để chúng ta đáp trả lại sự dữ đã làm tăm tối nhiều mảnh đời này, là nhìn nhận nhiệm vụ của toàn thể đoàn Dân Thiên Chúa. Nhận thức mình là một thành phần thuộc về một một dân tộc và cùng chia sẻ một lịch sử, sẽ giúp chúng ta hiểu được tội lỗi và sai lầm trong quá khứ với một lòng ăn năn rộng mở, như vậy sẽ giúp chúng ta canh tân từ bên trong. Nếu không có sự tham gia hoạt động của mọi thành viên trong Hội Thánh, mọi việc chúng ta làm nhằm triệt tận gốc thứ văn hóa lạm dụng trong các cộng đoàn sẽ không đạt hiệu quả, để tạo ra động lực cần thiết cho việc thay đổi thực sự và hoàn toàn. Chiều kích sám hối của việc ăn chay và cầu nguyện sẽ giúp đoàn Dân Chúa đến trước mặt Ngài và những anh chị em bị thương tổn, như những tội nhân khẩn cầu xin được tha thứ và ơn biết hổ thẹn và hoán cải. Theo cách này, chúng ta sẽ phát hiện ra những hành động có thể tạo ra những sáng kiến phù hợp với Tin Mừng. Vì “Chỉ khi nào chúng ta nỗ lực trở về nguồn và phục hồi được sự tươi mới thuở ban đầu của Tin Mừng, những đại lộ mới sẽ xuất hiện, những con đường mới lạ của sự sáng tạo sẽ được mở ra, với những hình thái biểu lộ khác nhau, với những dấu chỉ và lời nói hùng hồn hơn và mang một ý nghĩa mới lạ cho thế giới ngày nay” (Niềm Vui Tin Mừng, 11).

Chủ yếu chúng ta, như một Hội thánh, có thể nhìn nhận và lên án, với lòng đau buồn và hổ thẹn, vì tội ác đã bị vi phạm bởi những con người đã được thánh hiến, các giáo sĩ, và tất cả những ai được phó thác cho sứ vụ quan tâm, chăm sóc những người dễ bị thương tổn nhất. Chúng ta hãy nài xin sự tha thứ cho tội lỗi của mình và những người khác. Nhận thức được tội lỗi sẽ giúp chúng ta hiểu được những sai lỗi, tội ác và vết thương đã gây ra trong quá khứ, và cho phép chúng ta trong hiện tại, sẽ mở rộng lòng và cam kết theo một đường lối canh tân hoán cải.

Như thế, sự ăn năn và lời cầu nguyện sẽ giúp chúng ta mở rộng tầm mắt và con tim với những đau khổ của tha nhân, và chế ngự lòng khao khát quyền lực, và của cải vốn là nguyên nhân sinh ra những tội ác này. Xin cho việc ăn chay và cầu nguyện sẽ khiến cho đôi tai chúng ta nghe được nỗi đau đớn câm lặng của trẻ em, người trẻ và những người khuyết tật. Một cuộc ăn chay sẽ làm cho chúng ta đói và khát công lý, thúc đẩy chúng ta bước đi trong sự thật, mạnh mẽ ủng hộ tất cả biện pháp pháp lý cần thiết. Việc ăn chay lay động chúng ta và dẫn đưa chúng ta dấn thân trong sự thật và bác ái, với tất cả mọi người nam nữ thiện tâm, và với xã hội nói chung, kháng cự lại mọi hình thức lạm dụng quyền lực, lạm dụng tình dục và lạm dụng lương tâm.

Theo cách này, chúng ta có thể cho thấy rõ ràng, ơn gọi của chúng ta là “Một dấu chỉ và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa, và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại” (Hiến chế Ánh Sáng Muôn Dân, 1).

Thánh Phaolô đã nói, “Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau”. Bằng thái độ cầu nguyện và ăn năn, cá nhân và cộng đoàn sẽ sống đúng với những đề nghị này, nhờ đó chúng ta có thể thăng tiến trong ân sủng của lòng thương xót, trong công bình, ngăn ngừa và đền bù thiệt hại. Mẹ Maria đã chọn đứng dưới chân Thánh giá con Mẹ. Mẹ đã không ngần ngại đứng một cách vững vàng bên cạnh Chúa Giêsu. Qua việc này, Mẹ đã cho chúng ta thấy cách Mẹ sống trong suốt cuộc đời mình. Khi chúng ta cảm nghiệm những đau buồn do các vết thương trong Giáo hội gây nên, cùng với Đức Maria chúng ta sẽ thực hiện tốt, “khẩn nài nhiều hơn bằng cầu nguyện”, tìm kiếm sự lớn lên mọi mặt trong tình yêu và lòng trung thành với Giáo Hội (Thánh Y Nhã, Linh Thao, 319). Mẹ Maria, vị tông đồ đầu tiên, dạy tất cả chúng ta, những môn đệ của Chúa, cách dừng lại trước những đau khổ của người vô tội, không chữa mình và không hèn nhát. Nhìn vào Mẹ Maria để khám phá ra gương mẫu của người môn đệ thật sự của Đức Kitô.

Xin Thần Khí Thiên Chúa ban cho chúng ta ơn hoán cải, và xức dầu cõi lòng chúng ta, để chúng ta bầy tỏ lòng thống hối trước những tội ác lạm dụng này, và quyết tâm can đảm chống lại chúng.
 
Thành đô Vatican, 20.8.2018
Phanxicô, Giáo hoàng

[1] “Giống quỷ này chỉ có thể trừ được nhờ ăn chay và cầu nguyện” (Mt 17, 21)
[2] x. Thư gửi Dân Lữ Hành của Thiên Chúa tại Chile (31 tháng Năm 2018)
[3] Thư gửi Đức hồng y Marc Ouellet, Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh về châu Mỹ Latinh (19 tháng Ba 2016)
---------------
(Maria Trần Thị Kim Danh, STMTY chuyển ngữ từ “Letter Of His Holiness Pope Francis
To The People Of God” /
Aleteia)


Vatican chấp thuận mở án phong thánh cho Tôi tớ Chúa 13 tuổi người Philippines (12/4/2024)

Mùa Chay, hành trình tự do (21/2/2024)

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 58 – năm 2024 (30/1/2024)

Sứ điệp của ĐTC Phanxicô cho Ngày Thế giới Bệnh nhân lần thứ 32 (15/1/2024)

Năm mới theo ý nghĩa Thánh Kinh (5/1/2024)

Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024: Trí tuệ nhân tạo và hòa bình (16/12/2023)

Sứ điệp Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2023 – “Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng” (Rm 12, 12) (1/12/2023)

Các câu trả lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc gặp gỡ các em thiếu nhi (10/11/2023)

Đón nhận hay loại trừ? (31/10/2023)

Thư gửi dân Chúa của Đại hội Thường kỳ lần thứ XVI - Thượng Hội đồng Giám mục (27/10/2023)

Người Công Giáo cầu nguyện như thế nào? (13/8/2018)

Thánh Tâm Chúa Giêsu (2/6/2018)

Nguyên văn Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông xã hội thứ 52 (2018) (22/4/2018)

Công bố Tông huấn Gaudete et Exultate của Đức Thánh Cha Phanxicô về lời mời gọi nên thánh trong thế giới hôm nay (14/4/2018)

Sứ điệp Mùa Chay năm 2018 của Đức Thánh Cha Phanxicô (8/2/2018)

Thật buồn khi thấy trẻ em không biết làm Dấu Thánh Giá (1/2/2018)

Sứ điệp Ngày Hoà bình Thế giới lần thứ 51 của Đức Thánh Cha Phanxicô (2/1/2018)

Những địa chỉ cần thiết của giáo hội công giáo Việt Nam (22/11/2017)

Hướng dẫn Mục vụ Di dân (2/11/2017)

Thống kê mới nhất của Giáo hội Công giáo, tính đến 31-12-2015 (30/10/2017)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn