Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN – NĂM B
SAI ĐI TRUYỀN GIÁO
 
Bài Tin Mừng vừa nghe kể lại việc Đức Giêsu sai các môn đệ đi truyền giáo. Ta hãy suy nghĩ về lệnh Chúa sai đi hôm xưa, để định hướng cho sứ vụ truyền giáo của Kitô hữu hôm nay.

Sau khi bị những người đồng hương Nazareth khước từ, Đức Giêsu đi đến các làng mạc xung quanh, đồng thời Ngài sai các môn đệ loan báo Tin Mừng. Để củng cố cho lời rao giảng, Ngài ban cho các ông quyền xua trừ các thần dữ và chữa lành bệnh nhân, còn nội dung rao giảng là kêu gọi sám hối để được hội nhập Nước Trời. Với những lời căn dặn như thế, quả thật, sứ mạng các tông đồ đã nối dài sứ mạng của chính Đức Kitô, Đấng đã dùng lời nói để khơi dậy đức tin; dùng năng lực tình thương giải thoát con người khỏi quyền lực sự ác ngõ hầu đưa con người trở về với Thiên Chúa.

Để có thể chu toàn sứ mệnh, Đức Kitô đòi hỏi các môn đệ phải sống khó nghèo, không cậy dựa vào sức mạnh của tiền bạc hay các phương tiện trần gian. Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu chỉ thị cho nhóm mười hai “không được mang lương thực, bao bì, tiền giắt lưng” nghĩa là không có gì bảo đảm cho tương lai, không kềnh càng nặng nề bởi những tiện nghi vật chất. Đành rằng của cải vật chất, phương tiện khoa học kỹ thuật bao giờ cũng hữu ích và cần thiết cho sứ vụ của Giáo hội, nhưng điều quan trọng và cần thiết hơn là người môn đệ cần bám chặt vào Chúa, tin tưởng và phó thác vào quyền năng của Đấng đã sai mình. Người ta rất dễ lẫn lộn giữa phương tiện và cùng đích, cũng không ít người đã lấy phương tiện làm cùng đích và dừng lại tại đó, hoặc chết ngộp trong đó. Kinh nghiệm của Giáo hội cho thấy, nhà truyền giáo càng khó nghèo đơn sơ bao nhiêu, thì sức cuốn hút càng mạnh mẽ bấy nhiêu.

Qua bí tích Thánh tẩy, người Kitô hữu được chia sẻ cùng Đức Kitô chức năng ngôn sứ, nghĩa là chức năng loan báo Tin Mừng. Nhưng hỏi rằng, ta phải loan báo gì?

Bài đọc I đã đề ra phương cách, đó là loan báo Tin Mừng bằng cách nói lên sự thật, sự thật của xã hội, của lòng mỗi người.

Ngôn sứ Amos vốn là một anh chăn bò, đáng lẽ cả cuộc đời ông sẽ gắn liền với đàn vật, không màng đến thế sự thời cuộc, nhưng Thiên Chúa đã can thiệp, Ngài ủy thác cho ông sứ mệnh công bố Lời Ngài cho dân Israel thuộc vương quốc miền Bắc. Thế là anh mục đồng Amos bỏ miền quê lên thành thị. Khi đối diện với một thành phố Samarie thịnh vượng phát triển, Amos lại nhận ra đằng sau sự giàu sang sung túc ấy lại là cả một cuộc sống bất công giả dối, người bóc lột người, kẻ ăn không hết, người lần không ra. Thế là Amos nghiêm khắc vạch trần sự thật, và lời thật thì mất lòng. Amos đã làm phiền lòng các nhà lãnh đạo về thế quyền cũng như thần quyền. Cực chẳng đã, tư tế Amatgia liền can thiệp; ông ta bịt miệng Amos, khuyến cáo Amos hãy quay về Giuđa, hành nghề ngôn sứ mà kiếm sống, đừng ăn nói linh tinh ở đây. Ông ta bảo Amos: “Này thầy chiêm ơi, mau chạy về đất Giuđa, về đó mà kiếm ăn, về đó mà tuyên sấm!”. Hóa ra, đối với Amatgia, thì vai trò ngôn sứ không phải là sứ vụ loan báo Lời Chúa, nhưng là một nghề, nghề để kiếm ăn. Hơn nữa, tư tế Amatgia còn đe dọa Amos. Khôn hồn thì lo rút lui, đừng có đứng ở đền vua mà dỡn mặt chính quyền, kẻo khốn vào thân.

Đối lại với lời đe dọa của Amatgia, Amos cho thấy sơ yếu lý lịch của ông: “Tôi không phải là ngôn sứ ... tôi chỉ là người chăn nuôi súc vật và chăm sóc cây sung”, nghĩa là Amos chẳng có một chút quyền lực hay tiền bạc gì cả, nhưng vì Thiên Chúa đã gọi ông, đã trao sứ mạng cho ông, nên Amos cậy dựa vào Chúa, ông cứ làm, cứ nói, chẳng e sợ quyền bính nào. Cuối cùng, Amos bị nhà nước trục xuất ! nhưng lời Chúa ông công bố đã được gieo vào lòng dân Israel.

·         Là Kitô hữu, ta được Lời Chúa soi sáng, giúp ta nhận ra cái tội lỗi, cái thiếu sót, cái bất nhân nó đang nội tại trong ta, trong Giáo hội và ngoài xã hội. Nhưng ta lại sống trong tâm trạng cầu an, ta sợ Lời Chúa khuấy động làm ta ray rứt. Ta cũng không dám tranh đấu cho sự thật, vì ta sợ bị trâu đánh! Ta bịt tai không muốn nghe, bịt mắt không muốn nhìn, bịt miệng không muốn nói, trước những cái chướng tai gai mắt. Rút cục, ta ngồi nguyền rủa trong bóng tối mà chưa đủ can đảm thắp lên một ánh sáng cho mình và cho đời. Do đó, hình ảnh ngôn sứ Amos trong bài đọc một hôm nay đã trở nên một lời mời gọi, mời gọi ta làm chứng cho sự thật, dẫu rằng sự thật thì mất lòng.

·         Mặt khác, trong lòng xã hội Việt Nam vốn còn nhiều khó khăn đang bị suy thoái về đạo đức, luân lý và niềm tin hôm nay, thì rao giảng Tin Mừng còn có nghĩa là nâng đỡ và vực dậy một xã hội đang vơi cạn niềm tin, vực dậy niềm tin bằng cách gây men yêu thương trong cuộc đời.

Năm 1974, ông Jaques Lebreton, 62 tuổi được truyền chức phó tế. Truyền chức phó tế hay Linh mục thì có gì lạ lùng đâu? Nhưng lạ ở chỗ J. Lebreton bị cụt hai tay và mù đôi mắt. Trong thánh lễ truyền chứ, Đức Giám mục giáo phận Bauvais bên Pháp đã nói: “Thầy Jaques nay cụt hai tay nên sẽ không thể giúp lễ và rửa tội được. Thầy Jaques nay mù hai mắt nên sẽ không thể công bố Lời Chúa trong Thánh lễ được. Nhưng thầy còn tiếng nói, và với tiếng nói, Thầy sẽ có thể rao giảng niềm vui của sự sống”. J. Lebreton không còn đôi tay để mang bao bị hay để lái xe; không còn đôi mắt để nghiên cứu Kinh Thánh hay truy cập thông tin trên mạng Internet, nhưng thầy có tấm lòng nhiệt thành phục vụ, thầy đến thăm hỏi các bệnh nhân để chữa trị cho họ căn bệnh trầm kha nhất của thời đại, đó là căn bệnh không biết yêu thương và không được yêu thương. Cũng vậy, Giáo hội và người Kitô hữu có thể nghèo về tiền bạc, nghèo về quyền bính và các phương tiện vật chất, nhưng phải là Giáo hội giàu có về tình thương. Bởi lẽ, không có yêu thương thì mọi lời rao giảng sẽ trở nên vô nghĩa, và Giáo hội cũng chẳng còn là Giáo hội của Chúa Kitô. Trong Tông thư gởi các Tu sĩ nhân năm Đời sống Thánh Hiến, Đức Giáo Hoàng viết: “Giá trị căn bản của Giáo hội nằm ở chỗ sống Tin Mừng và làm chứng cho đức tin. Giáo hội gia tăng không phải bởi chiêu mộ, nhưng bởi thu hút. Phải làm sao cho chính cuộc đời chúng ta chiếu tỏa niềm vui, và vẻ đẹp của việc sống Tin Mừng và của việc đi theo Đức Kitô”. Những gì Đức Giáo Hoàng nhắn nhủ các tu sĩ cũng là những gì Đức Giáo Hoàng muốn nhắn nhủ mỗi người chúng ta. 

Trong thánh lễ hôm nay, xin Chúa giúp chúng ta biết thể hiện tình thương trong cuộc đời bằng cách đấu tranh cho sự thật, và vực dậy niềm tin cho những người xung quanh, đó chính là sứ mạng loan báo Tin Mừng mà Đức Kitô đã ủy thác cho chúng ta hôm nay.

Lm. Antôn Trần Thanh Long, OP.


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa Nhật XIV Thường Niên Năm B - Về Nagiareth (5/7/2018)

Người loan báo Tin mừng không phải nhà kinh doanh hay người tìm địa vị (26/6/2018)

Mừng 30 năm các Thánh tử đạo Việt Nam (4/6/2018)

Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô - Năm B (2/6/2018)

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (18/5/2018)

Lễ Thăng Thiên (12/5/2018)

Chúa Nhật VI Phục Sinh Năm B - Như Thầy Yêu Thương (8/5/2018)

Chúa Nhật V Phục Sinh – Năm B – Năm B Trong cùng một nhựa sống (26/4/2018)

Chúa Nhật IV Mùa Phục Sinh Năm B Chúa Chiên Lành (22/4/2018)

Chúa Nhật III Phục Sinh - Năm B - Chứng Nhân Của Đấng Phục Sinh (14/4/2018)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn