Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ

NĂM B

Trong lời truyền phép của mỗi thánh lễ, linh mục chủ sự đọc : “Này là chén Máu Thầy, máu giao ước mới, giao ước vĩnh cửu …”. Nói đến giao ước mới, nghĩa là có giao ước cũ, vậy giao ước là gì? Tại sao giao ước lại ký kết trong máu? Trong đại lễ Mình Máu Thánh Chúa hôm nay, ta hãy trả lời cho câu hỏi này.

Giao ước là bản giao kèo, bản hợp đồng gồm có hai bên, A và B, Bài đọc I trích sách Xuất hành kể lại bản hợp đồng giữa dân Do thái và Thiên Chúa. Môsê đã đại diện cho dân Do thái để ký kết giao ước với Thiên Chúa trên núi Sinai, ta gọi là giao ước cũ , hay Cựu ước: Thiên Chúa hứa sẽ che chở, bảo vệ dân; ngược lại, dân thề hứa sẽ trung thành với Thiên Chúa, họ nói: “Tất cả những gì Đức Chúa đã phán, chúng tôi sẽ thi hành và tuân theo”. Để giao ước có giá trị pháp lý, Môsê đã giết bò, rảy máu trên bàn thờ, tượng trưng cho chữ ký của Thiên Chúa, đoạn lấy máu rảy trên dân, tượng trưng cho chữ ký của dân, đoạn ông nói: “Đây là máu giao ước mà Đức Chúa đã lập với anh em”.

Đức Giêsu, trước khi ra đi chịu chết, Ngài đã ăn bữa tiệc cuối cùng với các môn đệ như chúng ta vừa nghe trong bài Tin Mừng. Trong bữa ăn đó, Đức Giêsu đã cầm lấy chén rượu, đọc lời chúc tụng, đoạn trao cho các môn đệ mà nói: “Đây là Máu Thầy, Máu giao ước, đổ ra vì muôn người”. Qua lời ấy, Đức Giêsu như đóng lại vai trò của Môsê xưa trên núi Sinai để ký kết giao ước mới với Thiên Chúa. Giao ước mới, hay Tân ước không được đóng ấn bằng máu chiên bò, nhưng bằng chính dòng máu của Đức Giêsu, máu sẽ đổ ra vào ngày hôm sau trên thập giá. Vì được đóng ấn bằng máu châu báu của Đức Giêsu, nên Tân ước có giá trị vô song và vĩnh cửu. Giá trị ở hai điểm:

·        Điểm I: Hy lễ của giao ước mới có giá trị thanh tẩy tội lỗi và giao hòa chúng ta với Thiên Chúa, như Bài đọc II đã khẳng định: “Máu của Người thanh tẩy lương tâm chúng ta khỏi những việc đưa tới sự chết, để chúng ta xứng đáng phụng thờ Thiên Chúa hằng sống: Ơn tha thứ và giao hòa đó được biểu trưng bằng hình ảnh bức màn trướng trong Đền thờ xé ra làm hai sau khi Đức Giêsu tắt thở_ Bức màn ngăn cách nơi thánh và nơi cực thánh trong Đền thờ, tượng trưng cho sự ngăn cách giữa Thiên Chúa và con người, khi Đức Giêsu tắt thở, bức màn trong Đền thờ xé ra, có nghĩa là không còn ngăn cách giữa Thiên Chúa và con người. Nói cách khác, qua cái chết của Đức Giêsu, Thiên Chúa đã giao hòa chúng ta với Ngài.

·        Điểm II: Hy lễ của giao ước mới đã trở thành lương thực trường sinh cho chúng ta qua lệnh truyền của Chúa, đó là hãy cầm lấy mà ăn, cầm lấy mà uống.

Qua vài phân tích sơ lược trên, ta có thể rút ra hai bài học cho cuộc sống đức tin.

*     Bài học I: Hãy chuyên cần đến với Bí tích Mình Máu Thánh Chúa để đón nhận lương thực trường sinh… Không chỉ ăn để sống, ta còn học hỏi nơi Chúa gương mẫu sống nữa. Thánh Thể dạy ta biết yêu mến vượt xa hơn là chỉ nói về yêu mến; Thánh Thể dạy ta sự kiên nhẫn và hiến dâng cuộc đời mình cho Chúa; Thánh Thể dạy bài học khiêm tốn và hy sinh vì sự sống của anh chị em mình. Bài học nơi Thánh Thể không chỉ là lý thuyết suông, nhưng là những hành động cụ thể có sức thuyết phục ta.

*     Bài học II: Theo gương Chúa, ta biết bẻ đời mình như tấm bánh để chia sẻ, đặc biệt trên bình diện tinh thần. Xét cho cùng, thì ai ai cũng đói khát trên bình diện tinh thần. Mọi thứ thực phẩm và tiện nghi trần gian, con người không lấy làm đủ: người nghèo không chỉ cần cơm bánh, mà còn cần tình thương; người giàu dư thừa cơm bánh, nhưng lại cần lẽ sống. Không thiếu những bạn trẻ nhà giàu, có học, có tương lai, nhưng lại thất vọng, chán chường, thậm chí rơi vào đời sống trụy lạc. Họ có tất cả mọi thứ, nhưng vẫn thấy thiếu một cái gì đó, thiếu cái này thì mọi cái khác trở thành thừa. Có khi sống sa đọa lại là cách người ta biểu lộ sự tìm kiếm để thỏa mãn cơn đói khát sâu xa về những điều cao cả, nhưng lại tìm chưa ra, hoặc đã tìm trệch đường.

Chính trong bối cảnh ấy, chúng ta có nhiệm vụ chia sẻ cho những người nghèo đói trên bình diện tinh thần tấm bánh của đời ta. Bánh của tình âu yếm, bánh của lòng trung kiên; bánh của niềm vui, niềm hy vọng; bánh của nụ cười, của sự thông cảm, bánh của sự lắng nghe và nhẫn nại; bánh của sự tha thứ và bao dung; và trên tất cả, ta giới thiệu cho họ Bánh Thánh Thể, là nguồn cội của mọi thứ bánh vừa nêu trên.

Giờ đây, chúng ta đang cử hành bí tích Thánh Thể, tức cử hành hy lễ của giao ước mới được thiết lập trong Máu Đức Kitô, xin Chúa giúp chúng ta biết trung tín với giao ước ta đã ký kết với Chúa qua Bí tích Thánh Tẩy, nhờ đó, ta biết biến đổi đời mình thành tấm bánh bẻ ra vì sự sống và hạnh phúc của anh chị em mình.

Antôn Trần Thanh Long, OP.


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (18/5/2018)

Lễ Thăng Thiên (12/5/2018)

Chúa Nhật VI Phục Sinh Năm B - Như Thầy Yêu Thương (8/5/2018)

Chúa Nhật V Phục Sinh – Năm B – Năm B Trong cùng một nhựa sống (26/4/2018)

Chúa Nhật IV Mùa Phục Sinh Năm B Chúa Chiên Lành (22/4/2018)

Chúa Nhật III Phục Sinh - Năm B - Chứng Nhân Của Đấng Phục Sinh (14/4/2018)

Sau khi phục sinh, Chúa Giêsu hiện ra bao nhiêu lần? (10/4/2018)

Chúa Nhật II Phục Sinh - Cứng tin và Tuyên tín (7/4/2018)

Vọng Phục Sinh Năm B (29/3/2018)

Một số vị thánh giải thích tại sao nên sùng kính thánh Cả Giuse (7/3/2018)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn