Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
LỄ THĂNG THIÊN


 
Có nhiều người nghĩ rằng thế giới chỉ bó gọn trong trái đất và con người chỉ thuộc về mặt đất, chết đi là trở thành cát bụi. Nhưng không phải thế, đại lễ Chúa lên trời chúng ta mừng kính hôm nay cho thấy, ngoài cõi nhân sinh nhỏ hẹp chóng qua, còn có thiên đàng bao la vĩnh cửu. Ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của mầu nhiệm Thăng Thiên đối với người Kitô hữu chúng ta.

Trước hết, Chúa lên trời không có nghĩa là Ngài xa lìa ta mãi mãi, chẳng khác nào ta tiễn đưa người thân yêu xuất cảnh, mà không biết đến bao giờ mới gặp lại. Ta cần phân biệt hai động từ “khuất dạng” và “ra đi”. Ra đi tạo nên sự vắng mặt, còn khuất dạng khai mở cho một sự hiện diện ẩn khuất. Khi Thăng Thiên, Đức Giêsu không ra đi khiến chúng ta mồ côi, nhưng Ngài thay đổi cách thế hiện diện, từ sự hiện diện hữu hình sang hiện diện cách vô hình.

Hơn nữa, trời hay thiên đàng là nơi Thiên Chúa hiện diện, mà Thiên Chúa hiện diện nơi nào có tình yêu, đúng như một bài hát rất quen thuộc với chúng ta: “Đâu có tình yêu thương ở đó có Đức Chúa Trời, đâu có lòng từ bi ở đó có ân sủng Người”. Vậy thì, một khi ta sống trong tình yêu, là ta bắt đầu cảm nghiệm được thiên đàng, cảm nghiệm được trời cao. Nói cách khác, ta có thể nếm được hạnh phúc thiên đàng ngay từ đời này khi ta sống trong Chúa và sống cho anh em. Rút cục, thiên đàng tuy siêu việt nhưng lại nằm trong tầm tay ta. Thiên đàng ở trời cao nhưng lại khởi đi từ đất thấp, thiên đàng rất gần, nhưng lại rất xa, gần đối với những ai biết mở rộng đôi tay, mở rộng tấm lòng cho yêu thương, nhưng lại rất xa đối với những ai khép đôi tay; khép cửa lòng vì chỉ quan tâm đến cái tôi ích kỷ của mình.

Mặt khác, Đức Giêsu chỉ lên trởi sau khi hoàn thành sứ vụ loan báo Tin Mừng mà Thiên Chúa đã ủy thác cho Ngài. Hôm nay, trước khi về trời Đức Giêsu ủy thác nhiệm vụ đó lại cho ta. Do đó, mừng mầu nhiệm Thăng Thiên không có nghĩa là cứ đứng sững nhìn trời với lòng lưu luyến bịn rịn như các môn đệ hôm xưa khiến hai thiên thần phải nhắc nhở như chúng ta vừa nghe trong Bài đọc I, đó là : “Hỡi những người Galilê, sao còn đứng đó nhìn trời”. Mừng mầu nhiệm Thăng Thiên có nghĩa là hãy thi hành lệnh truyền của Chúa, đó là: “Anh em sẽ là chứng nhân của thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samarie và cho đến tận cùng thế giới”. Giêrusalem là thành phố nơi các môn đệ đang hiện diện; các miền Giuđê là những vùng lân cận thủ đô Giêrusalem; Samarie là vùng đất không thân thiện đối với người Do thái, bởi vì đôi bên đã có mối hiềm khích rất lâu đời; cuối cùng là làm chứng nhân đến tận cùng thế giới. Khi vạch ra cho các môn đệ lộ trình như vậy, có nghĩa là Đức Giêsu nhắc nhở ta, trước hết hãy làm chứng trong nội bộ, nội bộ gia đình, nội bộ cộng đoàn, lắm khi ta làm phúc nơi nào mà lại để cầu ao rách nát! Tiếp đến là làm chứng cho những người chung quanh, những người đang hiện diện trong môi trường sống, môi trường làm việc của mình, cuối cùng là làm chứng khắp nơi. Làm chứng không chỉ bằng lời nói, nhưng bằng chính cuộc sống xả thân vì người khác, cuộc sống phục vụ và yêu thương, bởi vì, người ta chỉ có thể tin vào Đức Kitô, khi họ tin vào tình yêu của những kẻ loan báo Ngài.

Cuối cùng, ta thường bảo: “Một người làm quan, cả họ được nhờ”. Đại lễ Chúa Thăng Thiên phải khơi dậy trong ta niềm hy vọng, hy vọng rằng, một ngày kia ta cũng sẽ được lên trời với Chúa. Với niềm hy vọng đó, người Kitô hữu tuy chân đạp đất nhưng lòng vẫn hướng về trời cao. Niềm hy vọng đó giải thoát ta khỏi nô lệ vào mặt đất, nhờ đã biết rõ vật chất chỉ là phương tiện chóng qua. Niềm hy vọng đó làm cuộc sống của ta có ý nghĩa, vì nhờ ơn Chúa, cuộc sống ấy hướng ta về hạnh phúc vĩnh cửu trên trời. Niềm hy vọng ấy khuyến khích ta tích cực xây dựng xã hội tốt đẹp hơn, vì đó chính là điều kiện cho ta được vào Nước Trời.

Tóm lại, nơi đâu có tình yêu, nơi đó có Thiên Chúa hiện diện, vì Thiên Chúa là tình yêu. Nơi đâu có Thiên Chúa, nơi đó có thiên đàng, Trong Thánh lễ hôm nay, xin Chúa Phục sinh hiện diện và nâng đỡ, để mỗi ngày ta có thể tạo ra những thiên đàng nho nhỏ cho nhau qua những cử chỉ quảng đại tha thứ, yêu thương phục vụ, nhờ đó mỗi ngày chúng ta cũng được thăng thiên dần với Đức Kitô.

Antôn Trần Thanh Long, OP.


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa Nhật VI Phục Sinh Năm B - Như Thầy Yêu Thương (8/5/2018)

Chúa Nhật V Phục Sinh – Năm B – Năm B Trong cùng một nhựa sống (26/4/2018)

Chúa Nhật IV Mùa Phục Sinh Năm B Chúa Chiên Lành (22/4/2018)

Chúa Nhật III Phục Sinh - Năm B - Chứng Nhân Của Đấng Phục Sinh (14/4/2018)

Sau khi phục sinh, Chúa Giêsu hiện ra bao nhiêu lần? (10/4/2018)

Chúa Nhật II Phục Sinh - Cứng tin và Tuyên tín (7/4/2018)

Vọng Phục Sinh Năm B (29/3/2018)

Một số vị thánh giải thích tại sao nên sùng kính thánh Cả Giuse (7/3/2018)

Chúa Nhật II Mùa Chay - Năm B - Chúa Biến Hình (22/2/2018)

Trong sa mạc (15/2/2018)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn