Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
BÍ TÍCH HÔN NHÂN: VÀI ĐIỂM CẦN HƯỚNG DẪN

Các đôi bạn đến xin Giáo hội để cử hành hôn phối, chúng ta hãy lưu ý họ không chỉ mong Giáo hội “chúc phúc” cho sự kết hiệp của mình, mà còn là sẵn sàng nghe và sống bí tích này. Vì vậy, hãy giúp họ suy nghĩ về lời giao ước với tất cả ý thức khi họ sắp cử hành hôn lễ.

Sau đây là vài điểm quan trọng về thần học hôn nhân, mà chúng ta cần hướng dẫn khi chuẩn bị hôn nhân cho các đôi hôn phối:

1. Hôn nhân là một bí tích

Như các bí tích khác, bí tích Hôn phối là “Sự gặp gỡ với Chúa khởi đi từ một thực tại con người đang sống” nhân sự thông hiệp tình yêu giữa một người nam và một người nữ, dựa trên chữ “vâng” của lời hôn ước.

Không chỉ là chữ vâng này, mà toàn bộ cuộc đời của vợ chồng trở nên nơi gặp gỡ với Chúa: “Chính cuộc sống vợ chồng, sự trao đổi giữa vợ chồng trong đời sống lâu dài của họ là chất thể của bí tích, chứ không chỉ là lời “vâng ban đầu” (Đức Giám Mục A.Honssiau, Giám mục giáo phận Liège).

2. Một bí tích “thường xuyên”

Như vậy, sự hiện diện của Chúa giữa cuộc sống lứa đôi là điều chắc chắn: “Tương quan liên nhân vị trở nên một bí tích; nó được bảo đảm bởi sự hiện diện tích cực và xác định của chính Đức Kitô” (Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, diễn văn đọc trước nhóm Notre-Dame, năm 1974).

“Cộng đồng hôn nhân là một bí tích bền vững, một nguồn mạch thường xuyên của ơn thánh hóa. Chúa Thánh Thần là tác giả của bí tích này. Nhờ Ngài, Chúa đã tạo thành người nam và người nữ; nhờ Ngài là tình yêu và sự hiệp thông, Ngài thúc đẩy tình yêu và sự kết hiệp của vợ chồng”
(F.X.Durwell, Chúa Thánh Thần).

3. Bí tích là dấu chỉ

Chúa đã chọn đời sống lứa đôi làm dấu chỉ để nói với loài người đôi điều về Ngài:

- Tình yêu giữa người nam và người nữ là dấu chỉ của giao ước Chúa với dân Ngài trong cựu ước, dấu chỉ tình yêu của Chúa đối với loài người.

- Hôn nhân Kitô giáo là dấu chỉ sự kết hiệp của Đức Kitô với Giáo hội (Thư của Thánh Phaolô gởi tín hữu Êphêsô 5,21-32).

- Vợ chồng là “dấu chỉ mắt thấy tai nghe về Chúa Ba Ngôi” (Đức Hồng Y Danneels), điều này được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II diễn tả cách khác “Người nam và người nữ… được mời gọi sống thông hiệp tình yêu và như thế sẽ phản ảnh trong thế giới sự hiệp thông tình yêu ở trong Chúa” (Tông thư về Phẩm giá người phụ nữ).

- Tự biết mình mang một bí tích, dấu chỉ sự kết hiệp của Chúa với dân Chúa, của Đức Kitô với Giáo hội. Các vợ chồng Công giáo càng được mời gọi biểu lộ dấu chỉ này hơn nữa qua việc ý thức trách nhiệm của mình và trở nên chứng tá qua tình yêu của họ, trong gia đình và trong đời sống xã hội.

Mọi đôi hôn phối có khả năng đặt mình vào công việc này. Người đã có đời sống đức tin có thể dễ dàng sống lời mời gọi ấy. Nhiều người trở nên thấm đẩm nguồn suối tình yêu, cảm thấy khi mình dựa vào Chúa, sẽ vững mạnh hơn để chống chọi mọi sự đe dọa tình yêu của họ.

4. Bí tích là nguồn mạch

Nhờ Đức Kitô, vợ chồng bám vào nguồn mạch tuôn tràn, đó là tình yêu Thiên Chúa.

Các đặc tính của hôn nhân Công giáo (đã mô tả trong bài trước) phát xuất từ các đặc tính của giao ước trong Kinh Thánh.

Thiên Chúa là duy nhất và dân Ngài là duy nhất: vợ chồng trở nên một.

Là kết ước nảy sinh từ sự lựa chọn nhưng không và không phải là kết quả của sự ép buộc; tình yêu trong lứa đôi mời gọi sự kết hiệp một cách đầy tự do.

Yêu thương theo cách của Chúa, là yêu thương trong tự do, trung tín, vững bền, phong nhiêu, đây là nền tảng các khía cạnh của lời kết ước đã được triển khai ở trên.

Đặc biệt, để trả lời cho nỗi lo âu của nhiều người về sự bền vững của hôn nhân, người ta sẽ nói rằng “sự trung tín của Chúa… linh ứng, cổ vũ, đồng thời làm cho sự trung tín trong hôn nhân được vững bền” (Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, diễn văn đọc trước nhóm Notre-Dame, năm 1974, số 15).

Vợ chồng được mời gọi yêu mến bằng chính tình yêu của chính Đức Kitô: đây là một ơn gọi đích thực, sống bí tích thanh tẩy trong đời lứa đôi. Cách họ yêu thương là lối yêu thương của Đức Kitô (tôn trọng nhau, đón nhận, lắng nghe, dâng hiến, thứ tha…) “Hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con”.

Đức Kitô trở nên một mẫu gương để chúng ta bắt chước; vợ chồng phải yêu nhau bằng tình yêu trong đó Đức Kitô hiện diện. Chính Chúa hiện diện trong mỗi người Ngài yêu thương. Như thế, tình yêu vợ chồng trở nên tình yêu của chính Đức Kitô (Hiến chế Gaudium et Spes, số 48,2).

Có ba điểm cần ghi nhớ:

·  Một tình yêu trọn vẹn.

·  Một tình yêu dứt khoát, không hạn chế, một tình yêu không hề bị Chúa làm đổ vỡ, nhưng chỉ do con người làm hư hỏng.

·  Một tình yêu vượt qua: con người không thể thực sự yêu mến mà không có từ bỏ, mà không chết cho chính mình, để như Đức Kitô - chết đi để hy vọng sống cuộc đời mới.

5. Bí tích là cử chỉ và hành động

-  Bí tích là một hành động vì con người của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô. Ân sủng này (các ân sủng khác) trở nên hiệu quả vào lúc con người mở lòng đón nhận.

-  Đó là cử chỉ của Đức Giêsu Kitô phục sinh. Qua lối sống của đôi vợ chồng, Ngài mạc khải mầu nhiệm Thiên Chúa là tình yêu, và ơn gọi của con người là con cái của Chúa.

-  Đây là một hành động của hai người nam nữ trong ý thức và tự do.

-  Sự gặp gỡ của Thiên Chúa và con người nằm trong một lịch sử bắt đầu với bí tích thanh tẩy. Sự thường, đây không phải là cuộc gặp gỡ đầu tiên với Chúa, và cũng không thể là lần gặp gỡ sau cùng.

Ngày kết hôn tại nhà thờ, đôi vợ chồng đã sống trọn vẹn phép hôn phối, dẫu sao họ cần nhiều năm tháng dài để khám phá sự thường xuyên và phong phú của bí tích hôn nhân, hầu hiểu được sự trọn hảo, và để tìm thấy sự hiện diện của Đức Kitô phục sinh trong cuộc sống hằng ngày.

Cho nên, thay vì nói “nhận lãnh bí tích”, hoặc “cùng nhau cử hành bí tích”, chúng ta nên nói đi vào bí tích hay hơn chăng?

Jos. Nguyễn Hùng Cường


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (17.04.2024): Bài 16 – Nhân đức tiết độ (23/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Một gia đình lý tưởng (12/3/2012)

10 Bí quyết để giữ tâm bình an (9/2/2012)

Niềm vui đức tin (2/2/2012)

3 Ngày Đầu Xuân (20/1/2012)

Ngài đến đây làm gì? (22/12/2011)

25-11: Chân phước vợ chồng Luigi Beltrame Quatrocchi và Maria Corsini (26/11/2011)

Thư tình gửi bạn (16/2/2011)

Bài 6: Sống và lớn lên trong Thánh Thần (10/2/2011)

Bài 5: Xây dựng gia đình Kitô hữu vững mạnh (31/12/2010)

Bài 4: Sống lý tưởng Kitô Hữu: Mến Chúa Yêu Người (9/12/2010)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn