Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
NĂM THÌN TẢN MẠN CHUYỆN RỒNG

Tân Mão đã qua, Nhâm Thìn đang đến. Mèo Tân Mão sắp bàn giao cho Rồng Nhâm Thìn.

Trong 12 con giáp chỉ có Rồng là con vật chưa ai thấy tận mắt bao giờ. Rồng là một loài vật xuất hiện trong thần thoại phương Đông và phương Tây. Trong cả phương Đông lẫn phương Tây, hình ảnh loài rồng đều được biểu thị cho loài linh vật huyền thoại có sức mạnh phi thường. Rồng ở các nước châu Á có nhiều khác biệt với rồng ở các nước châu Âu và châu Mỹ. Rồng Á châu được tôn thờ như thần vật. Rồng Tây phương bị coi là loài quái vật có hình tượng hung dữ, nên các nước châu Âu coi rồng là biểu tượng của cái ác và sự hung dữ. Theo tự điển Larousse, rồng là một con vật hoang đường, hình rắn nhưng lại có cánh và có đuôi. Nó có hình dáng của khủng long có thêm sừng, cánh, vây lưng và có thể phun ra lửa hoặc nước… Da của nó rắn chắc, không loại vũ khí nào có thể sát thương được nhưng lại có điểm yếu nằm ở mắt và lưỡi, thường sống nơi hẻo lánh, con người ít đặt chân đến.

Theo truyền thuyết Hy lạp, có một vị thần là Achilles, dũng sĩ vô địch. Anh là con Thetis, nữ thần biển với vị vua Hylạp Pelus. Từ thưở nhỏ Achilles được tắm máu rồng nên cơ thể trở thành mình đồng da sắt, có sức mạnh vô song, nhưng chỉ có gót chân máu rồng không thấm tới nên chỗ này trở thành nhược điểm duy nhất của Achilles. Trong trận chiến thành Troy, Achilles bị trúng tên của Paris bắn vào gót chân và chết. Từ đây có ngạn ngữ ‘gót chân Achilles’ để ám chỉ một người dù có mạnh mẽ đến đâu vẫn có một yếu điểm nào đó.

Văn hóa phương Đông rất kính trọng và coi rồng là một loại thú linh. Rồng có mình rắn, vảy cá, bờm sư tử, sừng hươu và biết bay. Theo từ điển Việt Nam của Lê Văn Đức, rồng là con vật mình dài, có vảy to, miệng rộng, một sừng, chân có vấu, được sinh ra ở dưới nước nhưng lại biết bay trên mây. Người xưa tin rằng bốn biển lớn là Ðông Hải, Tây Hải, Bắc Hải và Nam Hải, mỗi nơi đều có một Long Vương ngự trị.

Rồng vừa biết trườn như rắn, lại thêm chân, thêm móng, vừa có cánh bay trên trời, vừa bơi trong nước, vừa chạy trên bộ như khủng long… Rồng có thể hút nước, phun mưa, lại khạc ra lửa, làm chủ trên mọi môi trường, trên mọi địa hình địa vật. Rồng có nhiều, loại có vãy gọi giao long, loại có sừng trên đầu là cầu long, loại có cánh bay gọi là ứng long, loại không bay gọi là bàn long… Ðặc biệt, rồng có cặp mắt lồi rất lớn, sáng quắc như lộ hào quang trông thật dữ tợn. Rồng thở ra khói, phun ra lửa hoặc nước. Miệng rồng rất rộng với nhiều răng lởm chởm chìa ra ngoài như miệng cá sấu. Về nơi ẩn thân, rồng thường ở những nơi có nước. Vì vậy mới có câu “Long đàm Hổ huyệt” hay “hang Hổ, đầm Rồng” để chỉ những địa thế âm u, hiểm trở hay chỗ náu thân của những tay chọc trời khuấy nước. Về màu sắc, có các loại Rồng xanh, trắng, đỏ, đen hay vàng. Trong số này, rồng vàng cao qúi nhất nên được dùng để tượng trưng cho Thiên Tử. Vì vậy, áo của vua được gọi là Long Bào có thêu rồng vàng bốn chân, năm móng. Huyền thoại còn cho rằng rồng đực ngậm một viên ngọc rất qúi trong miệng, do đó nhiều tranh cổ vẽ cảnh hai con rồng tranh một viên ngọc gọi là “Lưỡng Long Tranh Châu”. Ðôi khi cũng có những bức tranh vẽ hai con rồng vờn mặt trăng gọi là “Lưỡng Long Chầu Nguyệt”. Người ta còn phân biệt được cả Rồng đực lẫn Rồng cái bằng cách nhìn vào phần đuôi. Ðuôi rồng đực cuộn lại cứng như một cây côn dùng để làm vũ khí mỗi khi xung trận, còn đuôi rồng cái lại xòe ra như chiếc quạt. Theo ghi nhận của người xưa, rồng là một loại thần với 1.000 loài có thể ở trên trời hoặc dưới nước. Bởi vậy, rồng là con vật dễ vẽ nhất, không ai cãi được. Trong khi đó, 11 con giáp (Tí, Sữu, Dần Mão…) là có thực nên nếu vẽ sai thì ai cũng biết.

Chính vì rồng là một huyền thoại nên nó được tôn vinh lên mức huyền bí. Trong tứ linh, Long Ly Quy Phụng thì rồng đứng hàng đầu. Long là con Rồng, Ly hay Lân là con Kỳ Lân, Qui là con Rùa và Phụng là một loài chim qúi.

1. Tản mạn rồng Việt Nam

Người Việt hãnh diện là “con Rồng cháu Tiên”. Truyền thuyết kể: Lộc Tục, con vua Đế Minh, lên ngôi vua và lấy hiệu là Kinh Dương Vương. Kinh Dương Vương lấy con gái của Động Đình Quân là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm nối ngôi vua xưng hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, đẻ ra một cái bọc chứa một trăm quả trứng, nở ra một trăm người con. Ngày kia, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ: Ta là dòng dõi Long Quân, tức là Vua Rồng. Còn khanh là dòng dõi thần tiên. Cả hai ăn ở lâu với nhau e rằng không ổn. Nay được một trăm đứa con, khanh hãy đưa năm mươi con lên núi, còn trẫm sẽ dẫn năm mươi đứa xuống biển. Từ truyền thuyết này mà người Việt Nam tự hào có “long phụ tiên mẫu”.

Người Việt Nam thời xưa tin tưởng rằng Rồng và Kỳ Lân, là những linh vật mang biểu tượng của Thiên Tử, mỗi khi xuất hiện là có điềm lành hoặc minh chúa ra đời để mang thái bình thịnh trị cho thiên hạ. Từ đó có tục lệ Múa Lân vào những ngày đầu năm trong dịp Tết Nguyên Ðán hay những ngày khai trương, lễ lạc, đám hỏi đám cưới… để hy vọng sẽ được may mắn, thành công phát đạt.
Trong ngôn ngữ Việt Nam, hình tượng rồng được ghép với uy quyền của nhà vua, như áo bào của vua gọi là long bào, sân điện là long đình, xe của vua là long giá, gương mặt vua là long nhan, giường vua nằm là long sàng, thân thể vua là long thể, thuyền rồng để vua du thủy, bệ rồng là ngai vua ngồi… Trong thuật phong thủy, việc tìm đất để khai phá, làm nhà, gieo vãi, nuôi trồng, hầu an cư lạc nghiệp cần xác định phương hướng, những mạch đất tốt chạy ngoằn nghoèo gọi là long mạch.

Người Á Ðông tin rằng Rồng là một linh vật mỗi khi xuất hiện thường đưa đến điềm lành cho hạ giới, nên hay được dùng để đặt cho tên người hay những địa danh. Thi sĩ Lê Đình Bảng viết: “Thật bất ngờ, địa danh mang tên rồng lâu đời nhất nước ta là thủ đô Hà Nội. Số là, xửa xưa, Hà Nội mang tên Long Đỗ, cái rốn, cái bụng con rồng. Mãi đến năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư vầ Hà Nội và đặt tên là Thăng Long, vì theo chuyện kể, nhà vua thấy vượng khí của mãnh đất mới này bay lên, nom cứ như là một bầy rồng múa lượn, quấn quýt. Cả đến cái truyền thuyết rùa vàng ngậm gươm báu dâng Vua Lê đặng trị quốc an dân sau này cũng mang ý nghĩa tương tự. Phía hữu ngạn Sông Hồng, có Long Biên; nội vi Hà Nội có Hàm Long. Đã có Thăng Long để rồng bay lên thì phải có bãi đáp Hạ Long để để rồng hạ cánh chứ. Vịnh Hạ Long, một quần thể đảo với hàng nghìn ngọn núi đá vôi xen lẫn núi đất mang nhiều hình thù, trông tựa nghìn con rồng chìm nổi rủ nhau bơi lội tắm mát ngoài khơi. Chính vì vẽ đẹp kì vĩ ấy, Hạ Long đã được UNESCO công nhận là một trong 360 di sản văn hóa thế giới (1994). Ngoài ra, về phía Đông Vịnh Hạ Long, còn thấy Bái Tử Long là đảo Phù Long (rồng nổi), tên cũ của đảo Cát Bà và ngoài khơi tỉnh Quãng Ninh là cụm đảo Bạch Long Vĩ. Đặc biệt, ở núi Long Tu có loài cỏ quý chữa bá bệnh, vốn được bảo quản để làm ngự y tiến vua. Càng xuôi vào phương Nam, càng thấy xuất hiện nhiều địa danh mang tên Rồng. Ở Nam Định, có chợ Rồng nổi tiếng. Ở Thanh Hóa, có núi Hàm Rồng hiên ngang bên bờ sông Mã. Ở Quãng Bình, có núi Thanh Long, Long Tị, Phúc Long, nơi Đào Duy Từ (1572-1634) xây lũy Trường Dục và viết nên khúc ngân “Ngọa Long Cương Vãn” thác ngụ chí khí ẩn nhẫn chờ thời khi mở cõi ở đất phương Nam.

“Chốn này thiên hạ đời dùng, ắt là cũng có Ngọa Long ra đời. Chúa hay dùng đặng tôi tài, mừng xem bốn bể dưới trời đều yên”.

Tại huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế), có núi Rồng; ở Huế có núi Kim Long ( có chùa Thiên Mụ), một thắng cảnh tầm cỡ, đặc biệt phụ nữ rất đẹp, đến nỗi vua Tự Đức đã phải dan díu làm nên câu thơ tán dương:

“Kim Long có gái mỹ miều. Trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều, trẫm đi”.

Bình Định có núi Hàm Long, Biên Hòa có núi Bửu Long, Long Ẩn; Hà Tiên có núi Dương Long. Đấy là chưa kể đến con sông Mêkông chảy qua 5 nước, khi vào Việt Nam, rẽ ra 9 cửa, gọi là Cửu Long Giang và khu vực vựa lúa của cả nước rộng hơn bốn triệu hecta là đồng bằng sông Cửu Long. Từ Sài Gòn đi các tỉnh miền Đông Nam Bộ, ta bắt gặp Long Khánh, Long Thành, Long Đất, Long Sơn, Long Điền, Long Giao (Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu), Phước Long, Bình Long (Bình Phước); về sông nước miền Tây Nam bộ, sẽ gặp Long An, Long Định (Tiền Giang), Long Hồ (Vĩnh Long), Long Mỹ (Cần Thơ), Long Xuyên (An Giang), Long Phú (Sóc Trăng)… Nếu phải liệt kê xã, ấp mang tên con rồng, e khó mà kể xiết. Và sẽ là một thiếu sót không tha được, nếu không nhắc đến cảng nhà Rồng lịch sử, nghe đâu có xuất xứ từ đời vua Gia Long thì phải?” (x. BGCN, tháng 1.2012).

Trong y dược học Việt Nam, theo GS TS Đỗ Tất Lợi, có nhiều vị thuốc mang tên rồng như: Ban long (rồng có đốm) là một thứ cao được bào chế từ sừng hươu có đốm. Địa long (rồng đất) được chế từ con trùn để chữa cao huyết áp, nhức đầu, sốt rét. Long y (chiếc áo của rồng) tức là võ ngoài của rắn lột xác, bào chế thành thuốc trị ghẻ và có tác dụng sát trùng ngoài da. Long nhãn (mắt rồng) là vị thuốc chế từ cùi nhãn phơi sấy khô dùng chữa bệnh suy nhược thần kinh và mất ngũ.

Trong cái nhìn và quan niệm của văn hóa Việt Nam, rồng vừa mang màu sắc kỳ bí của huyền thoại, vừa lại toát ra tính đậm đà của hiện thực, đôi lúc pha trộn sự bông đùa ví von của dân gian. Có “rồng bay phượng múa”, “rồng đến nhà tôm”, “song long chầu ngọc”; đồng thời cũng có “gan rồng, mỡ phượng” và “vẽ rồng vẽ rắn”.

Con rồng là một hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam, và đã từng là biểu tượng linh thiêng liên quan đến truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” của người Việt. Hiện nay, hình tượng con rồng tuy không còn tính chất thiêng liêng, tối thượng nhưng vẫn được đưa vào trang trí cho các công trình kiến trúc, hội họa, chạm, khắc nghệ thuật… Dọc dài lịch sử, con rồng vẫn là một phần trong cuộc sống văn hóa của người Việt Nam.
 
Lm Giuse Nguyễn Hữu An


Kỷ niệm 10 năm Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II được tuyên thánh (8/5/2024)

Vatican chấp thuận mở án phong thánh cho Tôi tớ Chúa 13 tuổi người Philippines (12/4/2024)

Mùa Chay, hành trình tự do (21/2/2024)

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 58 – năm 2024 (30/1/2024)

Sứ điệp của ĐTC Phanxicô cho Ngày Thế giới Bệnh nhân lần thứ 32 (15/1/2024)

Năm mới theo ý nghĩa Thánh Kinh (5/1/2024)

Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024: Trí tuệ nhân tạo và hòa bình (16/12/2023)

Sứ điệp Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2023 – “Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng” (Rm 12, 12) (1/12/2023)

Các câu trả lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc gặp gỡ các em thiếu nhi (10/11/2023)

Đón nhận hay loại trừ? (31/10/2023)

Một số đề nghị để cử hành Năm Đức Tin (10/1/2012)

Đêm Vọng Giáng Sinh “kỳ diệu” (25/12/2011)

Gửi người bạn quý (22/12/2011)

Để Chúa đến, để tình yêu đến (7/12/2011)

Những Câu Chuyện Mùa Vọng (4/12/2011)

Giáo dục đạo đức cho con (28/11/2011)

Vị từ đạo tiên khởi Việt nam - Anrê Phú Yên (1625-1644) (1/10/2011)

Hướng dẫn đọc Kinh Thánh trong vòng 1 năm (29/9/2011)

Quần áo thời trang và cá tính (16/9/2011)

Một vài điều đáng để ta suy nghĩ (11/9/2011)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn