Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
Làm sao để dạy con rằng ‘Làm người phải thế thôi’?
 
Việc đó bắt đầu khi tôi nhận ra rằng ngay cả trẻ con cũng cần một chút ơn huệ.

Gần đây tôi làm việc với con cái theo những công việc mà tôi nhờ chúng làm. Tôi quá căng thẳng và rất dễ lãng trí, tôi thường hay bắt đầu một việc gì đó rồi bỏ lửng ở đó, không làm xong lại đi mở ra một công việc khác. Tôi không nhớ rằng các con tôi phải học cách sắp xếp mọi việc một cách có tổ chức.

Và bởi vì tôi biết mình hay quên ngay lập tức những gì mình mới làm, nên tôi không hà khắc trong vấn đề này. Tôi cho phép chúng được một lần “nhắc nhở” trước khi những hậu quả xảy ra – nhưng tôi chỉ giới hạn nó một lần mà thôi, tôi cũng không có thói quen cằn nhằn hay nài nỉ.

Hôm qua, tôi bảo Charlotte, con gái tôi, hãy dẹp quần áo trước khi đọc sách. Nó trả lời con sẽ làm, tôi ra khỏi phòng đi cất quần áo của tôi. Khi trở lại, tôi thấy quần áo vẫn còn trên bàn mà Charlotte thì không thấy đâu.

Con gái đang đọc sách trong phòng. Nó đã quên dọn quần áo, nhưng nó xin lỗi và nói sẽ làm liền sau đó. Hài lòng vì con đã hiểu, tôi đi vào bếp để chuẩn bị bữa tối. Vừa gọt khoai tây tôi vừa xem một bài báo “Ngược đãi con một con người” trong mục Đứa trẻ sáng tạo, nói về việc không bình đẳng giữa cha mẹ và con cái trong vấn đề bắt con phải theo chuẩn mực của mình.

Đừng đổ lỗi cho tâm trạng không tốt. Hãy học cách kềm nén sự thất vọng, giận dữ, sợ hãi hoặc buồn phiền của mình. Đừng cư xử thô lỗ với con. Chúng ta tất cả đều cần được tôn trọng, và bạn biết tất cả chúng ta cần điều gì nữa không? Một chút ân huệ. Bạn biết hơn nhiều đấy, nhưng  đôi khi sau một ngày mệt mõi, không vui bạn đã nói những lời không hay, hoặc đã mạnh tay khi đóng sập cửa lại hoặc lớn tiếng khi hét vào mặt con.

‘Chúng ta không phải là rô bô, người máy. Đôi khi cuộc sống toàn những khó khăn, chúng ta cần một thời gian nghỉ ngơi thư giãn, chứ không phải là sự la rầy, lên lớp. Chúng ta cần một cái ôm, chứ không phải là một cái nhìn tỏ vẻ khinh khi, miệt thị. Ta biết mình đã làm sai, nhưng vì ta đã có một thời gian tồi tệ. Chúng ta chỉ cần ân huệ. Con cái của ta cũng vậy’
.

Tôi quá quen thuộc với điều này. Con cái tôi thiếu lửa bởi vì tôi thiếu lửa, chúng gắt gỏng với nhau bởi vì tôi gắt gỏng với chúng. Tôi cố gắng thay đổi khi nhận ra những thiếu sót của mình, chỉ ra cho con thấy và xin lỗi con. Nhưng cũng thật khó khăn khi dạy con bằng chính những thiếu sót của mình – điều này cũng không hay cho con.

Thực ra, trong suốt 12 năm làm mẹ tôi khám phá ra sự thiếu chuẩn bị tệ hại của mình để dạy con hành xử một cách đạo đức, cũng như đã nhận ra những khuyết điểm của chính mình…

Tôi cảm thấy rầu rĩ khi đi trở lại mà thấy quần áo vẫn còn nằm trên bàn, chưa được dọn dẹp. Tôi thở dài ngao ngán và gọi Charlotte, nhưng không thấy con trả lời. Tự nhủ mình nên tránh những hậu quả bắt buộc sẽ diễn ra, tôi đi thẳng đến phòng con gái và đẩy cửa phòng ra. Nó nằm cuộn tròn trên giường, xoay mặt vào tường. Sự rung chuyển đôi vai của nó làm tôi phải dừng lại, thở thật sâu và hỏi: “Chars? Con có khỏe không?” Tôi nói rất nhỏ nhẹ.

Nó quay gương mặt đầy nước mắt về phía tôi và nức nở, “Khôooong!”

Nó rất buồn. Một người bạn thân của nó vừa dời đi tuần trước, và bây giờ một cô bạn thân khác lại di chuyển ra khỏi bang. Tuần sau là bắt đầu năm học mới tại một ngôi trường mới mà mọi rắc rối lại xảy đến với con bé.

Dĩ nhiên tôi đã không nói gì. Charlotte lên tiếng: “Con đã có một mùa hè tệ hại, con thấy mình đau khổ”. Tôi biết nó muốn nói gì. Tôi biết nó cần gì ngay lúc này, một sự thông cảm – nhưng vẫn phải trong tầm kiểm soát.

Tôi bắt đầu, “Con yêu, mẹ biết. Sao con không ngồi lên, kể cho mẹ nghe, và chúng ta cùng nói về chuyện đó?” Con gái nhìn tôi và nhoẻn nụ cười. “Nhưng trước hết, chúng ta hãy cùng dọn dẹp chỗ quần áo này đã”, tôi kết thúc như vậy.

Nó gật đầu và nhảy qua phụ tôi xếp gọn gàng đống quần áo và mang cất chúng đi… nhưng không quên quay qua nói với tôi, “Mẹ ơi, con xin lỗi vì đã không dọn đống quần áo này ngay từ đầu. Cám ơn mẹ đã giúp con và không nổi giận với con”.

Tôi nhìn vào gương mặt dịu dàng, sôi nổi đáng yêu của con và nhận ra con đã học được một gương tốt từ mẹ. Tôi vẫn luôn nghĩ rằng có một chút gì đó tệ hại khi mình phải luôn ép lòng xin lỗi con cái – cuối cùng, tôi đã thành công! Tôi nên làm những điều như thế!

Thực ra, không phải hoàn toàn như vậy. Đó chỉ là đời sống của con người. Khi ta nhìn nhận những thiếu sót của mình và xin lỗi, ta không chỉ dạy con rằng làm người là có sai lỗi, cũng như ta có lỗi và cố gắng sửa chữa nó – đồng thời ta dạy con rằng một phần của con người là biết tha thứ cho người khác, và giúp cho người khác tốt hơn trong tương lai.

(How to teach your child that it’s okay to be human / Calah Alexander )

Trần Thị Kim Danh chuyển ngữ


Từ Hồi giáo đến với Đức ki tô: việc cải đạo đã đưa đến bí tích thánh thể (23/4/2024)

2024: Năm Đức Mẹ ban tràn đầy hy vọng (5/2/2024)

ĐGM Barron: Tuyên ngôn mới của Vatican khẳng định giáo huấn vượt thời gian của Giáo hội về hôn nhân (26/12/2023)

Phụ Huynh của Tuổi Teen (27/11/2023)

Sức mạnh của từ ngữ (10/11/2023)

Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được (27/10/2023)

Trẻ cảm thấy thế nào khi cha mẹ cãi nhau? (19/10/2023)

Trẻ em cảm thấy thế nào khi chúng ta than phiền về chúng ngay trước mặt chúng (15/9/2023)

Giáo dục: Chuyện của con tim (31/8/2023)

Nói gì khi con không muốn tham dự Thánh Lễ (3/8/2023)

Những cung bậc tâm hồn (29/9/2017)

Đồng tính luyến ái và chuyển giới tính: một nhận định trên phương diện Khoa học và Luân lý Công giáo (14/9/2017)

13 dấu hiệu cho thấy bạn đang "lãng phí" thời gian một cách vô ích (30/8/2017)

Việc chuẩn bị hôn nhân gần kề cần sâu hơn (16/8/2017)

Khi đã yêu, đúng sai liệu có quá quan trọng (3/8/2017)

Rong rêu và phận đời (21/7/2017)

Trang phục của Ba (17/6/2017)

Là một người cha ‘tâm lý’, bạn nhất định phải dạy con trai mình 8 điều này (7/6/2017)

Trẻ có xuất sắc hay không phụ thuộc vào tính cách của người mẹ (26/5/2017)

Phim ngắn (20/5/2017)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn