Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
7 LÝ DO ĐỂ XƯNG TỘI

ĐGH Gioan-Phaolô II xưng tội hằng ngày, ngài nói: “Theo ơn gọi mà con người nhận từ Thiên Chúa, tìm sự thánh thiện sẽ là ảo tưởng nếu không thường xuyên tham dự Bí tích Hòa giải. Những người thường xuyên xưng tội với ước muốn tiến bộ sẽ thấy những bước dài trong đời sống tâm linh”.

Đây là 7 lý do để thường xuyên xưng tội trong Mùa Chay Thánh (hằng tuần hoặc hai tuần một lần):
 
1. Sự tha tội là tặng phẩm Chúa Giêsu trao cho chúng ta.
Đức Kitô đã trao ban cho chúng ta Bí tích Hòa giải và muốn chúng ta tận hưởng hồng ân qua Bí tích này. Ngài nói với các linh mục tiên khởi - các Tông đồ: “Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần. Các con tha tội cho ai thì người ấy được tha” (Ga 20:22). Chúa Kitô trao cho chúng ta Bí tích của Ân Sủng và Lòng Tha Thứ vì Ngài yêu thương tất cả chúng ta. Đó là Tặng phẩm của Lòng Thương Xót chứ không chỉ là nhiệm vụ.
 
2. Chúng ta đều là tội nhân.
Chúng ta đều là tội nhân, cần phải xét mình và sám hối để lãnh nhận ơn tha thứ. “Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta” (1 Ga 1:8). Chúng ta thường không chân thật với lòng mình và không dùng “thầy thuốc tâm hồn” để giúp chẩn đoán cho chúng ta về phương diện tâm linh. Nếu bạn đau ở tay hoặc ở lưng, bạn phải đi bác sĩ. Nếu bạn bị đau ở linh hồn qua việc phạm tội, sao bạn không đi chữa bệnh tâm linh – đi xưng tội?
 
3. Xưng tội là phương thế hồng ân.
Không nên sợ xưng tội. Xưng tội là bình an. Chúng ta vui mừng lãnh nhận Bí tích Rửa tội, Bí tích Hôn phối, và Bí tích Truyền chức. Tại sao chúng ta không dùng phương kế xưng tội là cuộc chiến đấu vĩ đại nhất của người tin vào Đức Kitô? Tại sao chúng ta không vui mừng khi được Chúa Kitô tha thứ qua vị linh mục đại diện cho Thiên Chúa và Giáo Hội?
 
4. Người ta có thể phạm những tội dẫn đến cái chết.
Có những tội dẫn đến cái chết: “Nếu ai biết anh em mình phạm thứ tội không đưa đến cái chết, thì hãy cầu xin, và Thiên Chúa sẽ ban sự sống cho người anh em ấy; đó là nói về những ai phạm thứ tội không đưa đến cái chết. Có một thứ tội đưa đến cái chết, tôi không bảo phải cầu xin cho thứ tội ấy” (1 Ga 5:16). Tội dẫn đến cái chết và tách linh hồn chúng ta khỏi sự sống vĩnh hằng thuần khiết ở nơi Thiên Chúa Ba Ngôi. Sự ăn năn và sự tha thứ bảo toàn tâm hồn chúng ta ở trong tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân. Sự tha tội truyền ân sủng vào tâm hồn chúng ta và “phê chuẩn” sự sám hối của chúng ta.
 
5. Tội lỗi gây khó chịu.
Ma quỷ thường đè nặng chúng ta bằng tội lỗi. Tội lỗi có thể là điều tốt nếu chúng ta chuyển tội lỗi thành lòng sám hối. Dĩ nhiên ma quỷ ghét điều này, nhưng Thiên Chúa và các thiên thần lại yêu thích điều đó. Do đó, hãy thoát ra khỏi tội lỗi và nghe linh mục nói: “Tôi tha tội cho bạn nhân danh Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần”.
 
6. Xưng tội nối kết chúng ta với Giáo Hội.
Khi bạn xưng tội, bạn nhận biết mình đã phạm tội chống lại Thiên Chúa, đồng thời chống lại những người khác, bạn đã làm suy yếu sự làm chứng của mỗi Kitô hữu. Vô tình bạn nói với những người không có niềm tin Kitô rằng: “Tất cả Kitô hữu đều giả nhân giả nghĩa” (All Christians are hypocrites). Khi bạn đi xưng tội, bạn nhận biết mình đã làm đau lòng các Kitô hữu bằng chính tội lỗi của mình. “Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang, thì mọi bộ phận cũng vui chung” (1 Cr 12:26). Linh mục đại diện Thiên Chúa và giáo hội nhờ Bí tích Truyền chức, linh mục nhận lời thú tội của bạn và bảo đảm ơn tha tội của Thiên Chúa và toàn thể Giáo Hội.
 
7. Rước lễ làm bạn mạnh mẽ hơn.
Khi bạn rước lễ, bạn lãnh nhận Mình Máu Chúa Kitô thật, Ngài là Đấng Cứu Độ. Khi bạn xưng tội và rước lễ, bạn được kết hợp với Chúa Kitô qua Bí tích Thánh Thể. Cũng vậy, nếu bạn sống trong tội, bạn sẽ KHÔNG BAO GIỜ được lãnh nhận Thánh Thể, vì bạn sẽ phỉ báng Chúa Kitô và và đáng nguyền rủa đời đời! Do đó, xưng tội là chữa lành linh hồn và đào sâu lòng yêu mến Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Canterburry Tales)

--------------------------

Bài đọc thêm:

BÍ TÍCH HOÀ GIẢI
 
LỜI CHÚA :


“Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha” (Ga 20,23).


BÀI HỌC :
         
Bí tích Hoà Giải là dấu chỉ Chúa Giêsu đã lập để tha các tội ta đã phạm cùng giao hòa ta với Thiên Chúa và mọi người. Bí tích này có nhiều tên gọi: bí tích Hoán Cải, Sám Hối, Xưng Tội, Tha Tội, Giải Tội ...


I . BÍ TÍCH HOÀ GIẢI BAN CHO TA NHỮNG ƠN GÌ ?


Khi được Thánh Tẩy, chúng ta đã trở nên tạo vật mới nhưng bản chất con người vốn yếu đuối thường hay sa ngã nên cần được phục hồi qua bí tích Giải Tội (x.1Cr 6,11; 1Ga 1,8).
- Xưng Tội là để được tha tội nhằm giao hòa với Thiên Chúa và mọi người. Cao điểm của bí tích này chính là để giao hòa, gặp gỡ Thiên Chúa và con người; được sạch tội là để tạo điều kiện cho sự gặp gỡ thân mật ấy.
- Bí tích Giải Tội còn ban ơn trợ giúp hối nhân vượt thắng tội lỗi. Do đó, dù khi chỉ phạm tội nhẹ, chúng ta cũng cần đến bí tích này để lãnh nhận ơn trợ giúp của Chúa.


II - MUỐN XƯNG TỘI PHẢI LÀM NHỮNG VIỆC GÌ?


1) Xét mình :
Trước khi kiểm điểm đời sống, có thể đọc kinh Xét mình để xin Chúa soi sáng.

Có nhiều cách xét mình:
a) Dựa vào Lời Chúa để xét xem chúng ta còn thiếu sót những gì có thể rút ra từ Lời Chúa, nhất là những bản văn liên quan đến thống hối, luân lý ?
b) Dựa vào 3 tương quan với Thiên Chúa, với anh chị em và với chính mình, xem còn thiếu sót những bổn phận gì ?

* Đối với Thiên Chúa:
Tôi thường lỗi bổn phận với Thiên Chúa vì những lỗi sau đây liên quan đến đức tin ,đức cậy và đức mến:
- Hoài nghi những điều Thiên Chúa và Hội Thánh dạy ... lần.
- Hổ thẹn không dám tỏ ra mình là Kitô hữu...
- Tin dị đoan, bói toán ... 
- Quá cậy sức mình ... 
- Thất vọng, thiếu trông cậy nơi Chúa ...
- Còn tội trọng chưa xưng mà vẫn rước lễ ...
 
- Bỏ lễ ngày Chúa Nhật ...
- Bỏ cầu nguyện sáng tối ...
- Bỏ xưng tội một năm ...  
- Không rước lễ trong mùa Phục Sinh

* đối với tha nhân :
Tôi thường hay lỗi phạm đến tha nhân trong các bổn phận bác ái, công bình và trong sạch:
- Không yêu mến, tôn kính, vâng phục cha mẹ hay người trên …
- Không chăm sóc, dạy dỗ và làm gương cho con cái …
- Thiếu bổn phận bác ái, giúp đỡ người cùng khốn …
- Giết người hoặc gây thương tích …
- Tự sát hay có ý tự tử …
- Giận hờn, oán thù, nói xấu, hại người khác..
- Vu oan cho người khác … 
- Làm gương xấu …
- Trộm cắp … Gian lận … Lấy lời quá mức …
- Nhận hối lộ … Lấy của công … Làm hư hại tài sản chung …
- Không trả nợ, Không hoàn trả của lượm được
- Trả tiền công không xứng đáng …
- Trốn thuế ...
- Tham lam … Mơ ước chiếm của người khác
- Nói dối … Lường gạt … Làm chứng gian …
- Tiết lộ điều phải giữ kín …
- Làm mất danh dự của người khác …
- Phá thai hoặc cộng tác vào việc phá thai …
- Ngoại tình …
- Có những hành động dâm ô với người khác .

* đối với bản thân:
- Không chăm lo sức khoẻ ...
- Ăn chơi trụy lạc …
- Có những ý nghĩ và ước muốn không trong sạch, hoặc thủ dâm ......
- Không luyện tập và phát triển các đức tính tốt

c) Dựa vào Kinh 10 Giới Răn Thiên Chúa và 6 điều răn Hội Thánh để rà xét lại đời sống.

2) Ăn năn tội :
Sám hối là “đau đớn trong lòng và chê ghét tội đã phạm, dốc lòng chừa từ nay không phạm nữa” (DS 1676).
Có thể đọc kinh Thú nhận, hay kinh Ăn năn tội.

3) Xưng tội :
 Thú tội là nhận mình có tội, có trách nhiệm về tội đã phạm và sẵn sàng hoà giải. “Khi cố ý xưng hết tội nhớ được, người tín hữu trông cậy vào lòng thương xót của Thiên Chúa để được Người tha thứ. Ai cố tình giấu tội, người ấy không sẵn sàng đón nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa qua trung gian linh mục. Vì nếu bệnh nhân xấu hổ không cho thầy thuốc coi vết thương thì làm sao chữa được” (Trentô, DS 1680).
“Dù không bó buộc, Hội Thánh vẫn khuyên các tín hữu nên xưng các lỗi thường ngày (các tội nhẹ). Việc năng xưng các tội nhẹ giúp chúng ta rèn luyện lương tâm, giúp chiến đấu chống lại các khuynh hướng xấu, sẵn sàng để Đức Kitô chữa lành và tiến tới trong đời sống theo Thánh Thần” (GLHTCG 1458).


Khi vào tòa giải tội có thể nói như sau:
Làm Dấu Thánh Giá: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen.
“Thưa cha, con xưng tội cách đây ... (mấy tuần hay mấy tháng, mấy năm), mọi việc con đã làm, bây giờ con muốn xưng thú tội lỗi của mình.
-Thưa cha, trong đời sống tương quan với Chúa, con có ... lần.
-Trong đời sống bổn phận với mọi người, con đã … lần. …
-Trong bổn phận đối với bản thân, con có …
* Thưa cha, con đã xưng xong. (và con muốn xưng cả những tội quên sót, xin cha dùng quyền của Hội Thánh mà tha tội cho con.)”

4) Nghe lời xá giải :
Sau khi nghe lời thú tội, linh mục sẽ hướng dẫn và khuyên giải, ra việc đền tội và đọc lời tha tội:
“Thiên Chúa là Cha hay thương xót, đã nhờ sự chết và sống lại của Con Chúa mà giao hòa thế gian với Chúa và ban Thánh Thần để tha tội. Xin Chúa dùng tác vụ của Hội Thánh mà ban cho con ơn tha thứ và bình an, vậy cha tha tội cho con nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần”.
Hối nhân thưa: AMEN.
Linh Mục: Chúc (con) ra về bằng an!
Hối nhân thưa: Cám ơn cha. Hoặc: Tạ ơn Chúa.


5) Đền tội :
Sau khi ra khỏi toà giải tội, hối nhân đọc những Kinh hoặc làm những việc mà cha giải tội đã chỉ bảo, làm lúc đó hay để lúc khác. Việc đền tội chỉ có tính sám hối và tạ ơn, và quan trọng là quyết tâm chừa cải hoặc làm một điều gì đó cho thật tốt. Riêng về những tội phạm đến sự công bằng, dù đã được tha song còn đòi buộc chúng ta phải đền bù thiệt hại về vật chất cũng như tinh thần. Cuối cùng nên đọc Kinh Lạy Cha trong tâm tình giao hoà với Thiên Chúa.
Tóm lại, dấu chỉ hữu hình của bí tích Hoà Giải là việc sám hối và lời tha tội. Việc sám hối biểu lộ qua các trình tự : xét mình, ăn năn tội, xưng tội và đền tội.


HĐGMVN: Quy định về thủ tục hôn phối áp dụng cho toàn thể Giáo Hội tại Việt Nam (23/4/2024)

Tuyên bố của Bộ Giáo lý Đức tin về phẩm giá con người (12/4/2024)

Sứ điệp Phục Sinh Urbi et Orbi năm 2024: Tảng đá đã lăn khỏi mộ (4/4/2024)

Sứ điệp Mùa Chay 2024 Của Đức Thánh Cha Phanxicô: Qua sa mạc Thiên Chúa hướng dẫn chúng ta đến tự do (5/2/2024)

Nhìn lại một số sự kiện nổi bật của đời sống Giáo hội trong năm qua (5/1/2024)

Sứ điệp Giáng Sinh 2023 và phép lành toàn xá Urbi et Orbi (26/12/2023)

ĐTC Phanxicô: Chúa Giêsu mời gọi mọi Kitô hữu mở lòng với Chúa và phục vụ tha nhân (16/12/2023)

ĐTC Phanxicô: Học loan báo Tin Mừng cách sáng tạo và đơn giản của Chúa Thánh Thần (9/12/2023)

Kitô hữu phải lấp đầy các xã hội bi quan bằng niềm vui Tin Mừng (6/12/2023)

Tất cả mọi người đều có quyền đón nhận Tin Mừng của Chúa (27/11/2023)

Sống Kinh Lạy Cha (17/3/2011)

Học bạ của Giêsu (14/3/2011)

Phụ nữ sống Bí Tích Thánh Thể ở Nam Á (8/3/2011)

Niên giám 2011 Giáo hội Toàn Cầu (22/2/2011)

Chu Toàn Các Giới Răn Với Tình Yêu Của Thiên Chúa (16/2/2011)

Rửa tội cho trẻ thơ là hồng ân Thiên Chúa (12/1/2011)

Diễn văn của Đức Hồng Y Ivan Dias, Đặc sứ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhân dịp Bế mạc Năm Thánh Giáo Hội Công giáo tại Việt Nam (6/1/2011)

Tường thuật Thánh Lễ do Đ. C Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản chủ tế và giảng lễ (Lúc 10h00 sáng 05/01/2011) (6/1/2011)

Sự ưu ái của Các Vị Cha Chung đối với Hội Thánh Công Giáo Việt Nam và Thánh Địa Đức Mẹ La Vang - Việt Nam (3/1/2011)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn