Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
KHOA HỌC XÃ HỘI & HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH

Khoa học Xã hội đã chứng minh hôn nhân tự nhiên và quan hệ đồng tính khác nhau về nền tảng và giá trị, cả về luật pháp. Có nhiều tác nhân dẫn đến quan hệ đồng tính (SSU: same sex union), nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi, yếu tố đỗ vỡ trong gia đình có ảnh hưởng nhiều nhất.

Nghiên cứu dựa trên 2 triệu người Đan Mạch năm 2006 (M. Frish, tại Copenhagen). Đây là số luợng có ý nghĩa, và số liệu khách quan. SSU được công nhận hợp pháp tại Đan Mạch từ 1989.
Những yếu tố tăng xu hướng quan hệ đồng tính:                                           
  • Nam: Mẹ lớn tuổi (hơn 35 tuổi; 34% có xu hướng SSU), ba mẹ ly dị (nếu ba mẹ ly dị nhau trong vòng 6 năm sau khi kết hôn, có 34% và 26% trẻ có xu huớng SSU, nếu ba mẹ ly dị trước khi trẻ được 6 tuổi, trẻ có 39% có SSU), nếu người con trai tách ra khỏi cha mẹ trước tuổi 18 (có 55-76%  SSU, khá cao), người cha vắng mặt và là con nhỏ nhất trong nhà. Trẻ càng có nhiều em thì ít có SSU.
  • Nữ: Mẹ mất trong tuổi vị thành niên (12-17 tuổi; 93% có xu huớng SSU - đây là yếu tố cao nhất theo khảo sát), là con một hoặc con nhỏ nhất trong nhà. Chị lớn hơn thì ít có SSU, ít hơn 12,7%. Trẻ càng có nhiều em thì ít có SSU (13,7%). Số anh chị em trong gia đình  ảnh hưởng đến ý muốn kết hôn, đến sự chọn lựa kết hôn, nghiên cứu của chúng tôi đã khẳng định (strongly suggest) như vậy. (Frisch & Hviid, Archieves of sexual behavior)
Những yếu tố tăng xu hướng kết hôn dị tính (Hetero - sexual marriage)
  • Cha mẹ trẻ, cách nhau ít tuổi, quan hệ vững bền, có nhiều anh chị em, được mong đợi. Nghiên cứu: nếu sống chung lâu bền theo như giáo huấn của Hội Thánh, lập gia đình khi còn trẻ, số tuổi không quá cách xa, và chú trọng ưu tiên mối quan hệ trong gia đình. Gia đình rộng lớn, quan hệ vững ổn sẽ sinh ra những gia đình vững ổn tiếp theo, nhưng gia đình nhỏ và không vững ổn, sẽ không bền .
  • Trẻ được chấp nhận và mong đợi  trong gia đình, có nhiều anh chị em; sẽ  muốn có một  gia đình tương tự, có sức khỏe tốt và ít có vấn đề về tâm thần hơn.
Những yếu tố làm giảm ý muốn kết hôn bình thuờng:

Những ai không  muốn kết hôn thì thường có quan hệ sống chung ngoài hôn nhân. Nam có bố “vô danh” có 21% không muốn kết hôn; nữ 16%. Con của những gia đình có bố lớn hơn mẹ 5-20 tuổi và mẹ lớn tuổi hơn bố, 18% không muốn kết hôn. Bố, mẹ mất khi còn bé hoặc vị thành niên có tỷ lệ kết hôn ít (5-6 %).

Ly dị ảnh hưởng đặc biệt với con trai: 25% không muốn kết hôn, nhưng 40% có quan hệ đồng tính. Gái: 15% không muốn kết hôn, 40% có quan hệ đồng tính. Điều lạ là với những cặp sống chung không cưới thì tỷ lệ cũng tương đương, sống chung tạo ra nơi trẻ những ảnh hưởng xấu cũng như ly dị. Như vậy mối liên hệ giữa cha mẹ rất quan trọng trong việc hình thành giới tính và đời sống hôn nhân của con trẻ.

Nghiên cứu mới đây của  Hognas. R & Carlson. M, 2012, theo Social Science Research: cho thấy trẻ sinh ra từ những cha mẹ không kết hôn trong lúc sinh trẻ, sẽ có 48% có khuynh hướng có con  đầu lòng ngoài hôn nhân, nguy cơ này tăng nhiều trong những thập kỷ gần đây, ở phương Tây (Western World) hôn nhân truyền thống giảm rất nhiều.

Thứ tự trong gia đình

Nếu mối quan hệ trong gia đình tốt, thành viên nhỏ nhất có kinh nghiệm tích cực về đời sống gia đình, sẽ có ý muốn lập gia đình; nếu không, cả gánh nặng của sự đổ vỡ sẽ đặt trên vai người nhỏ nhất; chẳng hạn sự sụp đổ hình tượng NAM có thể làm cho bé trai muốn tìm sự tôn trọng và sự nâng đỡ (acceptance) nơi vòng tay của những nguời NAM khác.

Sự suy yếu (Deficits) trong đời sống gia đình tạo ra những cuộc hôn nhân ít bền vững, giảm ý muốn lập gia đình và tăng xu hướng quan hệ đồng tính. Khi gốc rễ gia đình không còn vững chắc, sẽ tạo ra những đứa trẻ không được bảo vệ, không vững ổn lâu dài. Và điều này ảnh hưởng trên xã hội và quốc gia.

Khảo sát cho thấy hôn nhân tự nhiên giúp cho gia đình và xã hội tồn tại, lưu truyền. Xin hãy lắng nghe, chúng tôi là những nhà khoa học .

By Dr. Neil Whitehead (NZ Catholic – Social Science and Gay ‘ Marriage’ - October 21-Nov.3, 2012)


3 cách giải thích vì sao ta tin Chúa (12/4/2024)

Sáu cách khuyến khích trẻ lắng nghe tích cực (21/2/2024)

Tại sao hôn nhân thời nay dễ đỗ vỡ? (30/1/2024)

ĐTC Phanxicô đề nghị chúng ta hãy tập tha thứ (15/1/2024)

3 đoạn Kinh Thánh đem lại bình an cho cha mẹ (9/12/2023)

Tin tưởng người bạn đời là gì? (10/11/2023)

Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực (14/10/2023)

Gia Đình & Giáo Dục (15/9/2023)

Tương quan với các thành viên trong gia đình: Sự tha thứ và ân sủng của Chúa (19/8/2023)

Nhìn lại mình (3/8/2023)

Nguyên tắc giáo dục con cái trong gia đình (21/5/2013)

Tình yêu vô bờ bến của mẹ (10/5/2013)

Cùng Mẹ con sống đức tin (4/5/2013)

Gia đình KiTô - Cánh cửa đức tin mở ra cho vợ chồng (26/4/2013)

Vai Trò Làm Chồng Và Làm Cha (22/4/2013)

Bình đẳng là trân trọng giá trị của nhau (10/4/2013)

Cuối tuần về nhà thật thích! (28/3/2013)

Sinh hoạt cuối tuần (28/3/2013)

Ấm áp tình gia đình (28/3/2013)

Làm chồng khó lắm! (19/3/2013)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn