Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN – NĂM A
TIN VÀ LÀM CHỨNG


 
Kinh nghiệm cho thấy, hiều biết một người là đi vào một huyền nhiệm. Ta có thể quen nhiều người, nhưng để hiểu biết họ thì rất ít. Trong CN Quanh năm II hôm nay, bài Tin Mừng cho thấy chính Gioan Tẩy giả là người đầu tiên đã nhận biết Đức Kitô, và cất tiếng giới thiệu để mọi người cũng nhận ra và chia sẻ niềm vui với ông. Ta hãy nhìn vào Gioan Tẩy giả mà suy nghĩ về đời sống đức tin của mình.
 
Hỏi rằng Gioan Tẩy giả có biết Đức Giêsu không? Xét về mặt tự nhiên, hẳn rằng ông phải biết, vì ông có họ hàng với Đức Giêsu, bằng cớ là sứ thần Gabriel đã nói rõ khi truyền tin cho Đức Maria: “Kìa Elisabeth trong hàng thân thiết của bà, tuy mang tiếng là son sẻ, nhưng đã mang thai sáu tháng”. Tuy nhiên, Gioan chỉ biết Đức Giêsu như ta quen biết những người anh em bà con của mình, chứ Gioan không nhận ra Đức Giêsu là Đấng Cứu thế, Con Thiên Chúa. Phải nhờ Thánh Thần mách bảo, ông mới nhận ra Đấng Cứu Thế nơi người anh em bà con của mình. Gioan Tẩy giả nói: “Tôi đã không biết Người, nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: “Ngươi thấy Thần khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần”. Và ở đây không còn là cái biết tự nhiên nữa, nhưng là cái biết của lòng tin.
 
Tin là như thế đó! Tin là đọc được ý nghĩa siêu nhiên đằng sau cái tự nhiên, là khám phá thực tại thần linh sau những sự kiện, những biến cố của đời thường. Cũng là một sự kiện, một hiện tượng, một biến cố, nhưng những người khác chỉ thấy đơn thuần bằng cặp mắt giác quan, còn kẻ tin lại khám phá ra được một cái gì sâu xa hơn nữa. Thí dụ: Mọi người đều chứng kiến cái chết của công chúa nước Bỉ, nhưng chỉ có một Phanxicô Borgia nhìn thi hài mà thầm nghĩ: cuộc đời là phù vân, nay còn mai mất ... Đoạn chàng rời bỏ cung điện, vào rừng sống ẩn tu để chỉ chọn Chúa làm cơ nghiệp cho đời mình. Không phải vì thất tình, buồn quá nên bỏ đi tu đâu, nhưng qua cái chết của người thân, thánh Phanxicô Borgia nhận ra tiếng Chúa mời gọi mình vươn tới một bậc sống khác, và ngài đã quảng đại đáp trả.
 
Nhưng làm thế nào để có được cái nhìn của đức tin? Cái nhìn của đức tin không phải tự nhiên mà có, nhưng trước hết là do ơn Chúa soi sáng. Sau khi Phêrô tuyên xưng đức tin, Đức Giêsu bảo: “không phải phàm nhân mạc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy”; vào đêm Đức Giêsu giáng sinh, nhiều người nhìn lên trời thấy có ngôi sao lạ xuất hiện, nhưng chỉ có ba đạo sĩ nhận ra ý nghĩa và họ lên đường tìm kiếm Vua dân Do thái mới ra đời. Trước kia, Gioan Tẩy giả nào có biết Đức Giêsu, người bà con họ hàng với mình là Đấng Kitô, nhưng Thiên Chúa đã soi sáng cho ông rõ, là hễ thấy Thần khí ngự xuống trên ai, thì người ấy là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn. Gioan đã thấy như vậy khi làm phép rửa cho Đức Giêsu, nên ông khẳng định Đức Giêsu là Đấng Kitô, đoạn ông giới thiệu Ngài cho dân chúng, ông bảo: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian”.
 
Như vậy, để có được cái nhìn đức tin, thì khởi điểm là do ơn Chúa soi sáng, bổn phận của ta là hãy mở rộng tâm hồn mình để đón nhận ánh sáng của Chúa. Vì thế, khi suy nghĩ về Gioan Tẩy giả, con người nhờ Ơn Trên soi sáng, đã nhận biết Chúa trong đức tin, ta hãy mượn lời thánh Alselmô mà kêu xin với Chúa rằng:
“ Lạy Chúa, xin dạy con tìm Chúa, và xin tỏ mình ra cho kẻ kiếm tìm Ngài. Con không thể tìm Chúa nếu Chúa không dạy bảo, và cũng không thể gặp Chúa nếu Chúa không tỏ mình ra. Chớ gì con khao khát tìm Chúa, và tìm được Chúa với lòng khao khát. Chớ gì con gặp thấy Chúa khi yêu mến Chúa, và yêu mến Chúa khi tìm thấy Chúa”.

Cuối cùng, nhờ ơn Chúa, Gioan Tẩy giả đã tin là Đức Giêsu là Đấng xóa tội trần gian. Nhưng đức tin không phải là một thực tại bất động khép kín, đức tin cũng giống như làn hương thơm, luôn lan tỏa ra xung quanh, đức tin cũng giống như niềm vui lớn, luôn mong muốn được chia sẻ cho mọi người. Vì thế, Gioan Tẩy giả đã không giữ lấy sự nhận biết Đấng Cứu độ cho riêng mình, nhưng ông đã lớn tiếng làm chứng, lớn tiếng giới thiệu Đức Giêsu cho người khác, ông nói: “Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn”.
 
Nhìn vào Gioan Tẩy giả, ta thấy tin và làm chứng gắn liền với nhau. Đức tin là hoa, còn làm chứng là trái. Làm chứng là thành quả và điểm tới của đức tin, cho nên, nếu có đức tin mạnh mẽ và chân thật, thế nào ta cũng cưu mang trong lòng những thao thức, những mong muốn đem Chúa đến cho người khác, và từ thao thức ấy, sẽ phát sinh sáng kiến cũng như nỗ lực thực hiện. Sau khi đã gặp gỡ Đức Giêsu, và ở lại với Ngài ngày hôm ấy, Anrê trở về, giới thiệu Chúa cho em của mình là Simon Phêrô, ông bảo: “chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia”. Sau khi gặp Chúa Phục sinh qua luồng sáng quật ông ngã xuống đất, Phaolô đã vào Đamas để rao giảng về Đức Kitô. Đamas, nơi Phaolô định tới để bách hại tín hữu Chúa Kitô, nay lại là nơi ông làm chứng về Đức Kitô. Trong cuộc sống tôi có quan tâm làm chứng cho Đức Kitô không?
Trong thánh lễ hôm nay, xin Chúa giúp ta nhìn vào gương mẫu của Gioan Tẩy giả, để bắt chước vị Tiền hô, luôn biết đón nhận Chúa đến trong cuộc sống, và trở thành chứng nhân cho Chúa giữa anh em.

 
Lm. Antôn Trần Thanh Long, OP.
 
 


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Lễ Thánh Gia (27/12/2019)

Chúa Nhật XXXIV Thường Niên – Năm C - Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ - Vương Quyền Trên Thập Giá (23/11/2019)

Lễ các Thánh tử đạo Việt Nam (16/11/2019)

Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm C - Kẻ chết sống lại (7/11/2019)

Chúa Nhật XXXI Thường Niên – Năm C - Biến đổi cuộc đời (1/11/2019)

Chúa Nhật XXX Thường Niên – Năm C - Pharisêu và người thu thuế (30/10/2019)

Chúa Nhật XXIX Thường Niên – Năm C - Kiên trì cầu nguyện (20/10/2019)

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên Năm C - Lòng biết ơn (13/10/2019)

Chúa Nhật XXVII Thường Niên Năm C - Mẹ mai khôi - Mẹ hòa bình (10/10/2019)

Chúa Nhật XXVI Thường Niên Năm C - Phú hộ và Lazarô (2/10/2019)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn