Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 
Chúa Nhật XXX Thường Niên – Năm C
Pharisêu và người thu thuế





Đạo đức là một điều tốt, nhưng tự hào về sự đạo đức của mình là một nguy cơ. Làm việc lành là một điều tốt, nhưng nếu việc lành khiến tôi khinh miệt tha nhân thì thật là nguy hiểm. Đó là ý tưởng chủ yếu mà dụ ngôn người Pharisêu và người thu thuế trong bài Tin Mừng muốn nhắn gởi đến chúng ta.
Tác giả Luca viết: “người Pharisêu đứng riêng một mình, cầu nguyện rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa’. Câu đầu ông nói với Chúa, nhưng từ câu thứ hai trở đi, ông chỉ nói về mình. Trước hết, ông so sánh mình với người khác để rồi hài lòng tự mãn, vì thấy mình trổi vượt hơn tất cả, ông bảo: “Tạ ơn Chúa vì con không như bao kẻ khác, là những kẻ tham lam bất chính ngoại tình”. Tiếp theo ông Pharisêu sử dụng lời cầu nguyện như là phương tiện để đấm ngực anh thu thuế, ông bảo: “con không như tên thu thuế kia”. Sau khi đã hạ mọi người xuống để tôn cao mình lên, ông bắt đầu báo cáo thành tích: “Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa 1/10 thu nhập của con…”. Cầu nguyện xong ông hể hả ra về.
Đang khi đó thì người thu thuế đứng ở đàng xa, chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng đấm ngực mà nói: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội”. Anh đứng ở đằng xa vì thấy mình không đáng tới gần bàn thờ Thiên Chúa thánh thiện; anh chẳng dám ngước mắt lên trời vì biết rằng mình là con người tội lỗi chẳng đáng Chúa nghe. Anh không đấm ngực ai, nhưng đấm ngực của chính mình để tỏ lòng ăn năn, sám hối, và tuyệt vời làm sao, lời van xin: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. Tuyệt vời vì hai lý do:
Lý do I: Đó là anh không có gì để mà khoe, chẳng có gì để mà dâng Chúa như ông Pharisêu, nhưng chỉ có một điều duy nhất để mà xin, anh cũng chẳng xin điều gì khác ngoại trừ lòng thương xót của Chúa.
Lý do II: Đó là qua lời kêu van: Lạy Thiên Chúa xin thương xót con là kẻ có tội”, anh thu thuế như đã trích dẫn câu đầu tiên của Tv 50, Thánh vịnh sám hối: “Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xóa tội con đã phạm ...”, mà trong Thánh vịnh này cũng có câu: “Lạy Thiên Chúa, tế phẩm dâng Ngài là tâm thần tan nát, một tấm lòng tan nát giày vò, Ngài sẽ chẳng khinh chê”. Vâng! Thiên Chúa đúng là như thế, anh thu thuế đã kêu đến chính chỗ phải kêu, chạm tới chính chỗ phải chạm. Anh kêu xin Thiên Chúa xót thương, vì anh là kẻ có tội, và Chúa đã xót thương anh, tha thứ tất cả cho anh, như lời Đức Giêsu bảo: “Tôi nói cho các ông biết, người này khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính (nghĩa là đã được tha tội) rồi”.
Ngược lại với anh thu thuế, ông Pharisêu thì chẳng thấy mình cần xin gì, nên cũng chẳng có chuyện đổi mới trong tâm hồn ông. Kỳ thực, những việc ông làm như ăn chay, dâng cúng 1/10 lợi tức, tự nó là điều tốt, nhưng chúng đã bị nhiễm độc bởi một thứ vi khuẩn tinh tế, đó là lòng tự mãn. Thành thử ra, ông lên Đền thờ để khoe khoang thành tích chứ đâu phải để cầu nguyện; ông lên Đền thờ để đòi hỏi Chúa phải trả công cho ông vì những việc ông làm, chứ đâu phải để đến cùng Chúa với tâm tình con thảo. Ông lên đền thờ để thấy rằng mình càng ngày càng xa cách với những người đồng đạo yếu đuối, chứ đâu phải để gắn bó, liên đới với nhau trong cùng một đức tin và một lòng mến. Điều quan trọng trước tôn nhan Thiên Chúa là tấm lòng chứ chẳng phải là thành tích, ông Pharisêu không có tấm lòng nên không được ơn công chính, bởi lẽ, như Đức Giêsu đã nói: “Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên”.
Câu chuyện ông Pharisêu lên Đền thờ để khoe thành tích cũng chẳng hề thiếu vắng hôm nay, không ít người Kitô hữu quan niệm rằng, ơn cứu độ, chuyện phần rỗi là do công lao giữ đạo của mình và Chúa có bổn phận phải trả công. Quan niệm như thế là sai lầm. Bởi vì ơn cứu độ là do lòng thương xót Chúa chứ đâu phải công lao của sức riêng tôi. Quan niệm ấy dễ làm cho ta có thái độ tự mãn, đồng thời nó tạo cho tôi một cái nhìn méo mó lệch lạc về người khác, tôi dễ khinh thường, lên án những anh chị em yếu đuối lỡ lầm. Bằng cớ là có những người rất đạo đức, có tinh thần hy sinh hãm mình, chuyên cần đọc kinh dự lễ ... nhưng lại có cái nhìn lối phán đoán thật khắt khe, bất khoan dung với người khác. Rút cục, họ trở thành một thứ Pharisêu hiện đại, điều đáng sợ là họ đang trở thành Pharisêu mà lại không hay, không biết.
Cuối cùng, Đức Gioan Phaolô II nói rằng: “Trên thiên đàng không thiếu bọn thu thuế và đĩ điếm, nhưng không có ai kiêu ngạo. Dưới hỏa ngục có cả hồng y, cả giám mục nhưng không có người khiêm nhường”. Nếu đúng như vậy thì bí quyết để có được hạnh phúc vĩnh cửu là hãy sống khiêm nhường, sống tự hạ, và đâu là gương mẫu tuyệt vời để chúng ta bắt chước nếu không phải là Đức Trinh Nữ Maria. Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, nhưng Mẹ tự cảm thấy mình không xứng đáng với vai trò ấy, chính lòng khiêm tốn thẳm sâu của Mẹ đã khiến Chúa ban cho Mẹ ân sủng dư đầy, dư đầy đến nỗi Mẹ đã thốt lên lời cảm tạ: “Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới. Từ nay hết mọi đời, sẽ khen tôi diễm phúc ...”. Xin Đức Mẹ cầu thay nguyện giúp để lời kinh cảm tạ ngợi khen của Mẹ, sẽ không ngừng được vang lên trong tâm hồn những người con cái là chúng ta, qua cuộc sống khiêm nhu tự hạ của chúng ta.

Lm. Antôn Trần Thanh Long, OP.
 
 
    


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa Nhật XXIX Thường Niên – Năm C - Kiên trì cầu nguyện (20/10/2019)

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên Năm C - Lòng biết ơn (13/10/2019)

Chúa Nhật XXVII Thường Niên Năm C - Mẹ mai khôi - Mẹ hòa bình (10/10/2019)

Chúa Nhật XXVI Thường Niên Năm C - Phú hộ và Lazarô (2/10/2019)

Chúa Nhật XXV Thường Niên - Năm C - Thiên Chúa và tiền bạc (22/9/2019)

Chúa Nhật XXIV Thường NIên - Năm C - Tìm Kiếm và Tha Thứ (13/9/2019)

Chúa Nhật XXIII Thường Niên – Năm C - Từ bỏ: điều kiện để theo chúa (11/9/2019)

Chúa Nhật XXII Thường Niên - Năm C - Khiêm Nhu Để Phục Vụ (2/9/2019)

Chúa Nhật XX Thường Niên – Năm C - Lửa Trên Mặt Đất (17/8/2019)

Chúa Nhật Xix Thường Niên - Năm C - Chủ Về (12/8/2019)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn