Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 Chúa Nhật XXIX Thường Niên – Năm C 
Kiên trì cầu nguyện

Tôn giáo nào cũng có phương cách để tiếp cận với thần linh. Đối với Kitô giáo, một trong những phương cách tuyệt hảo để tiếp cận cùng Thiên Chúa, đó là cầu nguyện, bởi vì cầu nguyện là nâng tâm hồn lên tới Chúa, và chủ đề của Phụng vụ Lời Chúa hôm nay là hãy cầu nguyện. Hỏi rằng lời cầu nguyện nơi Kitô giáo có những đặc tín
       ·     Điều I rất rõ nét đó là hãy cầu nguyện cách kiên trì. Để nhấn mạnh điều này, Đức Giêsu kể cho các môn đệ nghe dụ ngôn bà góa và ông quan tòa bất chính. Cho dù ông quan tòa chẳng kính sợ Thiên Chúa, cũng chẳng kiêng nể gì ai, ấy thế mà ông phải nhượng bộ để phân xử cho bà góa, vốn là người tứ cố vô thân, không được ai nâng đỡ, bởi vì ông phải chịu đầu hàng trước sự kiên trì nài nãng của bà góa. Một vị thẩm phán bao ngược ích kỷ mà còn vậy, huống chi là Thiên Chúa, Đấng vô cùng nhân từ và thương xót lại nhẫn tâm từ chối lời cầu xin của những kẻ tin hay sao?
Qua dụ ngôn này Đức Kitô có ý nhắn nhủ rằng: Cũng như bà góa, các môn đệ sẽ bị ngược đãi trong thế gian, phải chịu những bất công không được ai bênh vực che chở. Nếu họ kiên trì cầu nguyện, Vị Thẩm Phán Tối Cao là Thiên Chúa sẽ can thiệp để cứu rỗi những kẻ đã được Ngài tuyển chọn.
·      Điều II là nhờ cầu nguyện, Thiên Chúa sẽ ban sức mạnh để nâng đỡ con người. Cầu nguyện có nghĩa là ta trông cậy vào sức mạnh của Thiên Chúa chứ không phải sức mạnh của riêng ta. Tổng thống Abraham Lincoln nói rằng: “Không có sự giúp đỡ của Thiên Chúa, tôi không thể thành công. Với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, tôi không thể thất bại. Bài đọc I trích sách Xuất hành chúng ta vừa nghe đã cho thấy rõ điều này. Quân đội Do thái giao chiến với quân Amalếch, đang khi Môsê đứng trên đồi cao, dang rộng hai tay để cầu nguyện. Khi cánh tay ông hạ xuống thì quân Amalếch thắng thế. Điều này có ý muốn diễn tả quyền lực của sự cầu nguyện: Chừng nào dân Do thái còn đặt niềm tín thác vào Thiên Chúa, thì họ còn tiến lên, nhưng khi họ quên không nhìn đến Thiên Chúa, thì họ phải chịu thất bại.
Mặt khác, giữa đức tin và lời cầu nguyện của người tín hữu có liên hệ hỗ tương. Thánh Âu tinh nói: “Đức tin làm tuôn ra những lời cầu nguyện, và khi tuôn ra như vậy, thì lời cầu nguyện nâng đỡ và làm mạnh mẽ đức tin”. Nói cách khác, cầu nguyện là dầu giữ cho ngọn đèn đức tin luôn cháy sáng, bởi vì: Hoa trái của cầu nguyện là đức tin, hoa trái của đức tin là yêu thương;hoa trái của yêu thương là phục vụ, và hoa trái của phục vụ là bình an.
·      Điều III: một lời cầu nguyện được Thiên Chúa đáp lại, không phải khi ta có được điều ta cầu xin, nhưng là ta đón nhận điều mà Thiên Chúa muốn ban cho ta. Như vậy, lời cầu nguyện của một bệnh nhân được Thiên Chúa đáp lại, không phải bởi vì bệnh tật của người ấy biến mất nhưng bởi vì người ấy có được một cảm thức rằng Thiên Chúa luôn kề cận họ, sự gần gũi ấy bảo đảm rằng, căn bệnh của họ không phải là một hình phạt của Thiên Chúa, và Thiên Chúa không bỏ rơi họ. Cũng vậy cầu nguyện có thể không làm thay đổi thế giới, nhưng cầu nguyện có thể cho ta lòng can đảm đối diện với thế giới, và nỗ lực hành động làm cho thế giới được trở nên tốt đẹp hơn.
·      Điều cuối cùng, cầu nguyện không thay thế cho hành động, đúng hơn, cầu nguyện giống như luồng ánh sáng từ chiếc đèn ở phía trước chúng ta, đang soi chiếu vào đêm tối. Nó giúp ta tiến lên phía trước, nó khuyến khích ta hành động, hành động với sức mạnh trợ giúp của Thiên Chúa. Bài đọc I cho ta thấy rõ điều này, đang khi Môsê cầu nguyện trên đồi, thì quân đội Do thái ở bên dưới không ngồi chơi xơi nước, họ vẫn tiếp tục chiến đấu, và nỗ lực chiến đấu, không có chuyện “bất chiến tự nhiên thành”.
Tóm lại, tôi cầu nguyện vì tôi là Kitô hữu, và để làm tròn bổn phận người Kitô hữu, tôi cần Chúa giúp đỡ.
Tôi cầu nguyện, vì trong đời sống tôi có sự hỗn loạn, vốn còn tranh tối tranh sáng, để làm được điều hay lẽ phải, tôi cần được ánh sáng của Chúa soi dẫn.
Tôi cầu nguyện, bởi vì, trong cuộc đời có những lúc tôi phải đưa ra những quyết định, mà không phải lúc nào tôi cũng sáng suốt để chọn lựa, vì thế tôi cần được Chúa chỉ vẽ, bảo ban.
Tôi cầu nguyện, vì tôi có những nỗi hoài nghi, những cơn khủng hoảng, và để lớn mạnh trong đức tin, tôi cần được Chúa trợ giúp.
Tôi cầu nguyện, vì những gì tôi có, và ngay cả sự sống của tôi, cũng là hồng ân Chúa ban, vì thế, tôi phải dâng lời tri ân cảm tạ.
Trong thánh lễ hôm nay, xin Chúa giúp ta biết cách cầu nguyện, và cầu nguyện cách kiên trì. Nhất là, một khi chấp tay cầu nguyện, thì ta cũng biết mở rộng đôi tay để đón nhận những hồng ân Chúa ban, ban theo ý Chúa muốn, và vào thời gian Chúa muốn.
Lm. Antôn Trần Thanh Long, OP.
 


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên Năm C - Lòng biết ơn (13/10/2019)

Chúa Nhật XXVII Thường Niên Năm C - Mẹ mai khôi - Mẹ hòa bình (10/10/2019)

Chúa Nhật XXVI Thường Niên Năm C - Phú hộ và Lazarô (2/10/2019)

Chúa Nhật XXV Thường Niên - Năm C - Thiên Chúa và tiền bạc (22/9/2019)

Chúa Nhật XXIV Thường NIên - Năm C - Tìm Kiếm và Tha Thứ (13/9/2019)

Chúa Nhật XXIII Thường Niên – Năm C - Từ bỏ: điều kiện để theo chúa (11/9/2019)

Chúa Nhật XXII Thường Niên - Năm C - Khiêm Nhu Để Phục Vụ (2/9/2019)

Chúa Nhật XX Thường Niên – Năm C - Lửa Trên Mặt Đất (17/8/2019)

Chúa Nhật Xix Thường Niên - Năm C - Chủ Về (12/8/2019)

Người trẻ còn tha thiết với tôn giáo? (5/7/2019)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn