Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 
 
CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN – NĂM C
 
 
LÒNG BIẾT ƠN
 
Phần phụng vụ Lời Chúa CN XXVIII hôm nay xoay quanh chủ đề “Tạ ơn”, từ ông tướng Naaman trong bài đọc I đã được khỏi bệnh, ông khẳng định sẽ tôn thờ Thiên Chúa, Đức Chúa của Israel, đến người Samarie được chữa lành, đã quay lại tạ ơn Đức Giêsu trong bài Tin Mừng.
Bài Tin Mừng cho thấy, trong số 10 người phong cùi được chữa lành chỉ có anh chàng Samarie lạc giáo vốn bị dân Do thái khinh miệt đã quay trở lại tạ ơn Chúa. Tâm lý con người là thế, vốn hời hợt và mau quên. Thế nhưng không ai là một hòn đảo, sống là sống với và sống cùng người khác; do đó, nói lên hai tiếng cám ơn là nói lên chân lý nền tảng của cuộc đời, đó là mình liên đới với mọi người, mình cần có người khác để sống và thành toàn.
Trong cuộc sống hàng ngày, tôi có biết khám phá và cảm tạ những người đã làm ơn cho tôi chăng? Tôi có biết biến đổi đời mình thành bài ca tri ân cảm tạ Thiên Chúa, Đấng đã gọi tôi vào đời và trao ban cho tôi ơn cứu độ vĩnh cửu chăng?
Mặt khác, đối với Kitô hữu, lòng biết ơn và tri ân cảm tạ Chúa đã đã mang lại những điều tốt lành cho chính chúng ta. Do bày tỏ lòng biết ơn, ta sẽ ý thức hơn về tình thương của Thiên Chúa; do bày tỏ lòng biết ơn, ta sẽ nhận thức rõ hơn về thân phận nghèo nàn của mình. Hai ý thức ấy sẽ giúp ta gắn bó cùng Chúa, nương tựa nơi Ngài nhiều hơn, và ai nương tựa vào Chúa, sẽ không lo thiếu điều lành. Thật vậy, khi thấy chỉ có anh chàng Samarie quay lại tạ ơn, Đức Giêsu hỏi: “không phải cả 10 người được sạch sao? Thế thì 9 người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa”! Kỳ thực, Đức Giêsu làm phép lạ không phải để được người ta biết ơn, nhưng Ngài mong những người kia trở lại để gặp gỡ họ, và trao cho họ chính con người Ngài. Điều này còn quí hơn cả ơn được khỏi bệnh. Ơn lành bệnh chỉ là nhịp cầu để ta gặp gỡ Đấng ban ơn, và lớn lên trong niềm tin cậy mến.
Cuối cùng, câu chuyện tướng Naaman mắc bệnh phong cùi rồi được chữa khỏi mà ta nghe trong bài đọc I cho ta thấy rằng, từ đau khổ người ta có thể rút ra được nhiều điều lành như thế nào.
Trước hết, Naaman là một con người có nhiều quyền bính và thế lực, vì ông là tướng tổng tư lệnh quân đội nước Aram. Ông rất tự tin vào chính mình, chẳng cần gì đến Thiên Chúa.
Thứ đến, chứng bệnh phong cùi đã tàn phai thân xác ông, nó đẩy ông xuống vực sâu tăm tối và đau đớn. Ông biết mình khốn khổ, ông cần ai đó cứu chữa ông. Như thế, nỗi đau khổ đã biến đổi con người ông, từ một nhân vật đầy quyền lực trở thành một bệnh nhân cần đến người khác giúp đỡ, Naaman trở nên khiêm tốn hơn. Nhờ có người mách bảo, Naaman tìm đến cùng ngôn sứ Êlisa, với hy vọng rằng, vị ngôn sứ này có thể chữa lành ông. Êlisa bảo ông đi tắm bảy lần trong dòng sông Giođan. Lúc đầu Naaman bực tức, không chịu, nhưng sau đó ông chấp nhận. Như vậy, Naaman, một con người kiêu hãnh, chuyên sai khiến người khác chứ không chịu ai sai khiến đã học được bài học chịu đựngkiên nhẫn, nhờ đó ông được chữa lành.  
Cuối cùng, tướng Naaman, một con người ngoại đạo đã khám phá một điều quan trọng hơn tất cả, đó là có một Thiên Chúa quyền năng của dân Israel, và ông tuyên xưng niềm tin của mình. Naaman bảo: “Nay tôi biết rằng: Trên khắp mặt đất, không đâu có Thiên Chúa, ngoại trừ ở Israel”. Như vậy, qua đau khổ bệnh hoạn, Naaman đã đi từ chỗ không tin đến chỗ tin nhận vào Chúa.
Như Naaman trước khi bị bệnh, ta thường ít nghĩ đến Chúa khi đời mình đang thuận buồm xuôi gió. Ta cho rằng, đời ta hoàn toàn tùy thuộc vào đôi tay và khối óc của ta. Khi gian truân khốn khổ ập đến, ta chợt ý thức rằng mình quá nghèo nàn và yếu đuối. Nhờ đó, mắt ta nhìn thấy mặt trái của cuộc đời, đầu ta biết cúi xuống, chân ta biết quì gối và lòng ta biết hướng lên trời cao, hướng lên cùng Thiên Chúa với sự tha thiết nguyện xin.
Như vậy, đau khổ có rất nhiều lợi ích, nó giúp ta đến gần Chúa hơn, nó giúp ta bớt coi trọng vật chất hơn, nó còn cho ta thấy những khía cạnh tốt lành ẩn giấu trong những điều trái ý mình.
Hỏi rằng tôi phản ứng như thế nào khi đối diện với những đau khổ thách đố của cuộc đời? Những đau khổ ấy đã khiến tôi xa lìa Chúa hay trở thành nhịp cầu dẫn tôi đến gặp gỡ và tin vào Ngài như tướng Naaman?
Tóm lại, qua kinh Magnificat, Đức Mẹ đã chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa rằng: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa … Đấng Toàn năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, Danh ngài thật chí thánh chí tôn…”. Trong tháng 10, tháng kính Đức Mẹ Mân Côi, xin Mẹ giúp ta nhận ra rằng, đời tôi là quà tặng của Chúa cho tôi. Ước gì đời tôi cũng trở thành quà tặng của tôi cho mọi người.

Lm. Antôn Trần Thanh Long, OP.


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa Nhật XXVII Thường Niên Năm C - Mẹ mai khôi - Mẹ hòa bình (10/10/2019)

Chúa Nhật XXVI Thường Niên Năm C - Phú hộ và Lazarô (2/10/2019)

Chúa Nhật XXV Thường Niên - Năm C - Thiên Chúa và tiền bạc (22/9/2019)

Chúa Nhật XXIV Thường NIên - Năm C - Tìm Kiếm và Tha Thứ (13/9/2019)

Chúa Nhật XXIII Thường Niên – Năm C - Từ bỏ: điều kiện để theo chúa (11/9/2019)

Chúa Nhật XXII Thường Niên - Năm C - Khiêm Nhu Để Phục Vụ (2/9/2019)

Chúa Nhật XX Thường Niên – Năm C - Lửa Trên Mặt Đất (17/8/2019)

Chúa Nhật Xix Thường Niên - Năm C - Chủ Về (12/8/2019)

Người trẻ còn tha thiết với tôn giáo? (5/7/2019)

Câu hỏi về Tin Mừng Luca (26/6/2019)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn