Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN – NĂM C
TỪ BỎ: ĐIỀU KIỆN ĐỂ THEO CHÚA



Kinh nghiệm cho thấy, sống là chấp nhận từ bỏ. Có những điều xấu phải từ bỏ như nghiện ma túy, rượu chè, cờ bạc, trụy lạc … nhưng cũng có những điều tốt phải từ bỏ để lựa chọn một điều tốt hơn, chẳng hạn như chọn trường học, chọn nghề nghiệp, chọn bậc sống … Trong bài Tin Mừng vừa nghe, Đức Giêsu cũng nói đến sự từ bỏ như là điều kiện để trở thành môn đệ Ngài, Chúa nói: “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được”.

Từ bỏ ở đây không có nghĩa là thờ ơ lãnh đạm, hoặc xem nhẹ coi thường, nhưng muốn nói lên một thái độ lựa chọn có tính cách quyết liệt. Đành rằng những tình cảm thân thương gia đình ruột thịt, và cả sự sống của mình đều là những giá trị cao quí, nhưng những giá trị ấy phải nhường bước trước một giá trị tuyệt đối và ưu tiên, đó là chính Đức Kitô. Các thánh tử đạo Việt Nam, cha ông chúng ta ngày xưa đã lựa chọn như thế, và những người hôm nay đang dấn thân theo ơn gọi tu trì cũng đã chọn lựa như vậy.

Từ bỏ mà thôi thì chưa đủ, còn phải sẵn sàng chấp nhận những khó thăn thách đố, những liên lụy do sự dấn thân làm môn đệ gây nên. Môn đệ không thể hơn Thầy, nếu Thầy chịu treo trên thánh giá, thì sẽ chẳng có con đường nào khác dành cho các môn đệ nếu không phải là vác thập giá mình mà theo Chúa mỗi ngày, vì thế, trong bài Tin Mừng vừa nghe, Đức Giêsu đã nói rõ: “Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được”.

Nếu những điều kiện để làm môn đệ Chúa có tính cách quyết liệt như vậy, thì trước khi chọn lựa, người ta phải duyệt xét xem liệu mình có đủ khả năng mà theo Chúa đến cùng không? Để quảng diễn ý tưởng này, Đức Giêsu đưa ra hai thí dụ. Thí dụ 1: người muốn xây tháp, phải ngồi lại tính toán phí tổn xem liệu mình có đủ khả năng tài chánh để hoàn thành nổi không. Thí dụ 2: một vị vua muốn giao chiến với một vua khác, cần phải bàn tính xem mình có chiến thắng nổi không. Như vậy trong mọi công việc làm ăn và cách xử thế, dù là công việc cá nhân như xây tháp, hoặc công việc tập thể như xuất chinh, người ta còn phải biết vận dụng sự khôn ngoan và óc tiên liệu, huống hồ là đứng trước việc đi theo Chúa làm môn đệ của Ngài. Hơn nữa, khi dùng những thí dụ về việc xây dựng và chinh chiến, Đức Giêsu như muốn ám chỉ rằng hành trình theo Chúa làm môn đệ Ngài vừa là một công trình phải xây dựng, vừa là một sa trường phải chiến đấu. Xây dựng Nước Trời, và chiến đấu để đẩy lui bóng tối ở bên ngoài, cũng như trong chính tâm hồn tôi.

Nói tóm lại, những điều kiện Đức Giêsu đề ra, vừa là một đòi hỏi có tính cách quyết liệt, vừa là một lời mời gọi đầy yêu thương, mà tình yêu thì chẳng thể nào áp đặt được. “Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên”, vì thế hãy suy nghĩ thật chín chắn để có sự lựa chọn khôn ngoan.

Ai muốn theo Thầy, hãy từ bỏ cha mẹ vợ con, và cả mạng sống mình, để vác thập giá mình mà theo. Lời mời gọi của Đức Giêsu nghe sao thật chói tai và khó nuốt. Đang khi người ta tìm kiếm sự thoải mái và sung sướng, Đức Giêsu lại mời gọi vác thập giá; đang khi người ta tìm mọi cách để sở hữu, Đức Giêsu lại đòi hỏi từ bỏ. Điều xem ra nghịch lý đối với lý trí nhân trần, ấy lại là ý định khôn dò khôn thấu của Thiên Chúa. Tác giả sách Khôn ngoan trong bài đọc I ta vừa nghe đã phải thốt lên rằng: “Lạy Chúa, nào có ai biết được ý định của Thiên Chúa? Nào có ai hiểu được Đức Chúa muốn điều chi?”. Tuy nhiên, ta cần ghi nhận sự thật này, đó là từ bỏ, hy sinh, là cách thế diễn tả một tình yêu “yêu nhau mấy núi …”. Kinh nghiệm cho thấy, người mẹ nào mà lại chẳng thương con, nhưng khi mẹ thức trắng đêm để chăm sóc đứa con đau yếu, thì người mẹ đã biểu lộ tình mẫu tử cách rõ nét hơn qua những hy sinh vất vả đó. Cho hay, từ bỏ vì yêu thì chẳng bao giờ thiệt thòi, chẳng bao giờ mất mát. Mà giả như có thiệt thòi, có mất mát, thì người ta sẵn sàng chấp nhận vì tình yêu. Thánh Âutinh bảo rằng: “Trong tình yêu, không có sự lao nhọc, mà giả như có lao nhọc, thì người ta chấp nhận lao nhọc vì tình yêu”.

Cuối cùng, khi can đảm sống từ bỏ ấy là ta đang đặt bước chân mình theo dấu chân Đức Giêsu, Đấng đã bỏ lại vinh quang thần linh để làm người như chúng ta, Đấng đã hiến mạng sống mình trên thập giá vì yêu mến Chúa Cha và nhân loại.

Trong Thánh lễ hôm nay, xin Chúa thêm sức mạnh và ơn can đảm, để khi dâng lên Chúa những hy sinh, những từ bỏ làm trái tim ta rướm máu, ta sẽ cảm nghiệm được niềm vui sâu lắng của người đã một lòng theo Chúa đến cùng, bởi vì đằng sau bóng tối thập giá là vinh quang Phục sinh mà Đức Kitô đang mời gọi chúng ta.

Lm. Antôn Trần Thanh Long, OP. 


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa Nhật XXII Thường Niên - Năm C - Khiêm Nhu Để Phục Vụ (2/9/2019)

Chúa Nhật XX Thường Niên – Năm C - Lửa Trên Mặt Đất (17/8/2019)

Chúa Nhật Xix Thường Niên - Năm C - Chủ Về (12/8/2019)

Người trẻ còn tha thiết với tôn giáo? (5/7/2019)

Câu hỏi về Tin Mừng Luca (26/6/2019)

Chúa Nhật VI Phục Sinh – Năm C - Ở lại và ban bình an (27/5/2019)

Chúa Nhật Phục Sinh - Phục Sinh: Cội Nguồn Hy Vọng (20/4/2019)

Chúa Nhật V Mùa Chay - Năm C - Tòa Án Thiên Chúa (6/4/2019)

Chúa nhật IV Mùa Chay - Năm C - LÒNG CHA NHÂN HẬU (31/3/2019)

Chúa Nhật III Mùa Chay – NĂM C - HÃY MAU HOÁN CẢI (31/3/2019)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn