Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
Bệnh sốt siêu vi là gì?
 
Tìm hiểu chung

Sốt siêu vi là gì?

Sốt siêu vi là tình trạng nhiễm virus, đặc trưng bởi nhiệt độ cơ thể tăng lên. Bệnh này khá phổ biến ở trẻ em và người già do hệ miễn dịch suy giảm. Những người bị nhiễm virus cũng bị đau cơ thể, da nổi mề đay và đau đầu. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều thuốc có sẵn để điều trị sốt siêu vi, trong một số trường hợp biện pháp khắc phục tại nhà cũng giúp bạn điều trị tình trạng này.

Những ai thường mắc phải sốt siêu vi?

Sốt siêu vi ở trẻ em và sốt siêu vi ở người lớn tuổi là tình trạng rất phổ biến vì khả năng miễn dịch của họ thấp hơn người khỏe mạnh. Sốt không phải là bệnh mà là một triệu chứng của tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, trong trường hợp này là nhiễm virus. Nhiễm virus có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, ruột, phổi, hệ hô hấp… Sốt sẽ xuất hiện do nhiễm trùng. Sốt cao thường là một dấu hiệu khi hệ thống miễn dịch của cơ thể, chống lại các virus xâm nhập và tiêu diệt chúng.

Triệu chứng thường gặp

Những triệu chứng của sốt siêu vi là gì?

triệu chứng sốt siêu vi

Vì các triệu chứng sốt siêu vi thường giống với các bệnh thông thường và nghiêm trọng khác nên  biết rõ về các triệu chứng có thể giúp bạn phân biệt giữa bệnh sốt siêu vi và sốt xuất huyết, cũng như các bệnh khác. Dấu hiệu quan trọng nhất bạn nên chú ý tới là sốt rất cao kèm các triệu chứng sau:

·         Xảy ra cùng một khoảng thời gian đều đặn.
·         Đi kèm với ớn lạnh
·         Sốt không giảm bớt dù có dùng thuốc
·         Sốt kéo dài trong thời gian dài.

Các dấu hiệu sốt siêu vi khác là đau nghiêm trọng quanh khớp, nôn mửa, sưng mặt và phát ban. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu thấy các triệu chứng trên hay có những dấu hiệu khác. Không phải ai cũng có cùng triệu chứng mà còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Hãy đến gặp bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây sốt siêu vi?

Sốt siêu vi có lây không? Câu trả lời chắc chắn là có vì đây là bệnh truyền nhiễm virus, lây truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch từ người bệnh. Khi một người ho, hắt xì, ngáp hoặc thậm chí nói chuyện, họ thường vô tình để nước bọt có chứa vi khuẩn và virus tiếp xúc với bạn. Một khi nhiễm bệnh, bạn mất từ 16-48 giờ để phát bệnh hoàn toàn.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc sốt siêu vi?

Bạn có nguy cơ cao mắc sốt siêu vi nếu:

·         Tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm virus
·         Bạn đi du lịch đến khu vực có sốt siêu vi đang diễn ra
·         Bạn sống trong khu vực đang có dịch sốt siêu vi
·         Bạn đang làm việc với những người bệnh
·         Quan hệ tình dục không an toàn
·         Dùng chung kim tiêm
·         Bạn thường xuyên ở gần những con vật nhiễm bệnh
·         Nơi bạn sinh sống có chuột

Điều trị & Chẩn đoán

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán sốt siêu vi?

Bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng và đưa ra chẩn đoán. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn sẽ được chỉ định làm xét nghiệm máu để loại bỏ nghi ngờ các tình trạng khác như sốt xuất huyếtsốt rétchikungunyathương hàn

Xét nghiệm máu cũng có thể được chỉ định trong trường hợp bác sĩ cần phân biệt các sinh vật gây bệnh. Điều đó có nghĩa là họ muốn biết sốt siêu vi là do virus hay vi khuẩn gây ra. Vì virus không thể phát hiện được bằng xét nghiệm máu và vi khuẩn có thể, nên xét nghiệm này chủ yếu là để loại trừ nhiễm khuẩn.

Những phương pháp nào dùng để điều trị sốt siêu vi?

Nếu bạn đang bị sốt siêu vi, tốt nhất là nghỉ ngơi đầy đủ và ăn thức ăn ấm nhẹ như súp và cháo cho đến khi bạn khỏe hơn. Nếu bạn có các triệu chứng rất nặng như sốt cao, đau cơ thể nghiêm trọng, v.v, hãy đến gặp bác sĩ để được chỉ định một số loại thuốc giúp giảm nhẹ triệu chứng.

Quan trọng là sốt siêu vi sẽ không khỏi bằng kháng sinh. Thuốc kháng sinh là thuốc được tạo ra để diệt vi khuẩn, chúng không thể diệt virus. Do đó, dùng kháng sinh trong trường hợp này chỉ làm gây ra rối loạn dạ dày và trong trường hợp nặng hơn là tổn thương gan và thận.

Nếu bác sĩ đã kê đơn thuốc kháng sinh sau khi chẩn đoán bạn bị sốt siêu vi, thông thường thuốc sẽ giúp tiêu diệt bất kỳ trường hợp nhiễm trùng cơ hội hoặc thứ phát nào bạn có thể mắc phải khi bị bệnh. Khi được kê toa điều quan trọng là phải hoàn thành toàn bộ lịch trình điều trị, ngay cả khi bạn cảm thấy tốt hơn. Nguyên nhân là do việc ngừng thuốc kháng sinh giữa chừng đã dẫn đến hình thành vi khuẩn kháng kháng sinh. Đây là một yếu tố nguy cơ không chỉ cho bạn mà còn cho những người khác có thể bị nhiễm bệnh.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn có thể kiểm soát siêu vi bằng những biện pháp nào?

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh là giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt. Ngoài ra, một số biện pháp giúp phòng ngừa sốt siêu vi như:

·         Thường xuyên rửa tay sạch sẽ
·         Tránh những nơi đông người (khi không cần thiết)
·         Tránh dùng tay chưa rửa chạm lên mặt (mũi và miệng).

Một điều khác bạn cần lưu ý là nếu bị cảm lạnh, sốt siêu vi hoặc ho, hãy tránh những khu vực đông đúc, luôn che miệng bằng một chiếc khăn sạch trong khi ho, hắt hơi hoặc ngáp.

Điều này không chỉ giúp giảm thiểu số lượng vi khuẩn/virus mà bạn lây truyền mà còn đảm bảo bạn không mắc phải bất kỳ bệnh nào khác.

Tác giả: Tố Quyên
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh.


Những thực phẩm khi ăn nhiều sẽ rút cạn canxi trong cơ thể bạn (12/4/2024)

8 thực phẩm nên ăn thường xuyên để thanh lọc cơ thể (4/4/2024)

Loại thực phẩm ăn vào buổi sáng cực tốt cho gan (21/2/2024)

5 lí do ăn chuối giúp giảm lượng đường trong máu (15/2/2024)

Món ăn ngày Tết giúp hệ tiêu hóa khỏe (5/2/2024)

Tác dụng bất ngờ của rau cải cúc với sức khoẻ (30/1/2024)

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đều đặn ăn khoai lang luộc vào bữa sáng? (15/1/2024)

Cách mở nắp chai bị vặn quá chặt (5/1/2024)

7 cách loại bỏ đờm ở họng (26/12/2023)

6 loại thực phẩm tươi sống bạn không nên để trong tủ lạnh (16/12/2023)

11 bí mật khó tin về bệnh tim mạch không phải ai cũng biết (29/8/2018)

Cách đối phó các bệnh dễ mắc trong mùa mưa (13/8/2018)

Nên ăn gì sau khi uống kháng sinh? (21/7/2018)

Nhận biết ngay 7 loại thực phẩm giả dễ có nguy cơ gặp nhất (13/7/2018)

Đây là 5 lợi ích bạn sẽ thu về được nếu thường xuyên duy trì thói quen đi ngủ trước 10 giờ tối (5/7/2018)

Khoai tây chế biến theo cách này là thần dược chữa bệnh gan, dạ dày (26/6/2018)

Chế độ ăn cho người bệnh dạ dày (4/6/2018)

9 điều cấm kỵ không nhớ kỹ thì ăn gừng rất nguy hiểm (18/5/2018)

Lưu ý về ăn uống để không bị ngộ độc (26/4/2018)

9 hiểu sai về hoa quả khiến bạn ăn bao nhiêu cũng không có ích (10/4/2018)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn